Cúc quỳ nở muộn

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Không còn những sóng lúa vàng tươi sóng sánh uốn lượn theo những sườn đồi thơ mộng, vùng cao Yên Bái mùa này ngàn lau trắng nở. Trên những triền đồi sương giá xao xác cỏ khô, duy chỉ có những đoá cúc quỳ nở muộn là kiêu hãnh, cánh vàng mỏng manh vươn ra đón gió. Cúc quỳ muộn trông xa như những đốm lửa nhỏ sưởi ấm núi rừng, xua đi cái giá lạnh khắc nghiệt của vùng cao.

Hoa cúc quỳ.
Hoa cúc quỳ.

Cúc quỳ mọc nhiều ở các xã vùng sâu, vùng cao của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái). Hoa có ở triền đồi, ven suối, nơi vệ đường và cả những bờ dậu vườn nhà. Cúc quỳ được xem như một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cúc quỳ nở báo hiệu mùa đông tới. Vận động cùng thời khắc của mùa, khi tiết đông vừa tới, cả ngàn nụ xanh bỗng đồng loạt bung ra ngàn đoá hoa vàng khoẻ khoắn. Không đài các, kiêu xa như lan, ly, thược dược cũng chẳng đượm sắc thơm hương như hồng, nhài, nguyệt quế, cúc quỳ mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc của loài hoa dại, nét hoang dã của núi rừng linh thiêng. Có người vì quá yêu hoa, yêu sự tinh khiết ấy nên đã ví cúc quỳ với vẻ đẹp nguyên sơ của sơn nữ.

Mùa của cúc quỳ kéo dài hết cả tiết đông, nhưng thời điểm hoa nở rộ nhất ấy là tháng 11. Khi đó cả núi rừng bừng lên một màu vàng rực rỡ. Như thể được sinh ra để làm đẹp cho núi rừng, để trải nghiệm mình trước cái nắng gió và sương giá của vùng cao khắc nghiệt nên cúc quỳ có một sức sống mãnh liệt hơn tất cả những loài hoa cỏ khác. Đẹp hơn trong sương giá và kiêu hãnh khoe mình cùng nắng gió đại ngàn, những hạt giống nhỏ ly ty ấy khi đã già tự cựa mình bung ra theo gió dong chơi và đậu lại ở nơi nào gió đã đi qua.

Cúc quỳ chỉ đẹp khi được khoe mình giữa thiên nhiên hào phòng. Ai đó quá yêu hoa mà ngắt hoa về cắm trong phòng thì rất lạc lõng. Nở hết mình cho mùa đông giá lạnh để mỗi độ xuân sang lại thảo thơm  nhường chỗ cho mận, đào, lan và các loài hoa rừng khoe sắc, những đoá cúc quỳ cuối cùng đang cố bung ra những cánh hoa vàng xinh như cánh bướm;  chắt chiu chút nhựa sống cuối đời nuôi dưỡng những hạt mầm bé xíu đợi đông giá tràn về thắp lửa cho mùa sau.

Minh Anh

Các tin khác
Năm 2006, Bảo tàng Yên Bái tổ chức được hơn 140 buổi trưng bày.(Trong ảnh: Cán bộ Bảo tàng Yên Bái chuẩn bị tư liệu cho triển lãm Toàn quốc kháng chiến và Yên Bái kháng chiến.)

YBĐT - Bám sát nhiệm vụ chính trị cũng như các hoạt động văn hóa của địa phương, năm 2006, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã tổ chức được hơn 140 buổi trưng bày và mở cửa thu hút gần 23.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử.

Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng VHNT năm 2006 cho các tác giả đoạt giải.

YBĐT - Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh vừa tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Cao Xuân Phổ bên những hiện vật tại khu vực khai quật tháp Hắc Y.

YBĐT - Những dấu tích kiến trúc thời Trần ở Lục Yên đã được biết đến từ rất lâu thông qua sự hiện diện của những di tích, những di vật rải rác trên mặt đất. Nhưng mãi đến những năm 1990, các nhà nghiên cứu khảo cổ học mới thực hiện một cách hệ thống công tác điều tra cơ bản qua những đợt điền dã và khai quật thám sát.

Đội nữ tấu sáo Mường Lai trong một buổi biểu diễn.

YBĐT - Bản thảo Lịch sử truyền thống Đảng bộ xã Mường Lai (Lục Yên) do Trưởng ban văn hoá xã Hoàng Quang Nhạn chắp bút có ghi: “Phục vụ Đại hội Đảng VI tháng 12/1986, tại thủ đô Hà Nội, khi tấm màn nhung mở ra, 8 cô gái Tày Mường Lai cùng hoà tấu sáo bài: “Gửi người trai bản” - sáng tác của Hoàng Nừng. Tiết mục đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của các vị lãnh đạo Trung ương và nhân dân thủ đô”. Bản tấu sáo “Gửi người trai bản” và “Hoa Yên Bái” của những Vỳ Thị Luật, Nông Thị Khiêm, Hứa Thị Hoan…, tám cô gái Tày Mường Lai năm đó đã một lần nữa đưa tiếng sáo Mường Lai vượt ra khỏi núi rừng Tây Bắc, ngân đến tận nơi thủ đô hoa lệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục