Hướng về cơ sở nâng cao đời sống văn hoá cho đồng bào các dân tộc

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đón tết cổ truyền dân tộc năm nay, đồng bào Mông bản Làng Giàng xã Nậm Có vui hơn bao giờ hết bởi có thêm đoàn Nghệ thuật của tỉnh về biểu diễn phục vụ dân bản. Đây chỉ là một trong số gần 100 chuyến lưu diễn của Đoàn tại các thôn bản xa xôi của tỉnh trong năm 2006. Trên thực tế khó mà kể hết nỗi gian truân của đội ngũ những người làm công tác này.

Để có được một đêm biểu diễn phục vụ đồng bào thành công như thế nay, ngoài dàn dựng, tập luyện các tiết mục đảm bảo các yêu cầu nghệ thuật, anh chị em diễn viên trong đoàn còn phải học hát bằng tiếng Mông để các tiết mục truyển tải đến đồng bào đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất.

Xuất phát từ đặc thù của một tỉnh miền núi, đông đồng bào dân tộc, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, việc chuyển tải và đưa các hoạt động văn hoá về cơ sở phục vụ đời sống văn hoá tinh thần đồng bào các dân tộc trước đây và cả bây giờ vẫn đang là vấn đề được ngành văn hoá thông tin Yên Bái hết sức quan tâm. Ngoài tuyên truyền phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, các hoạt động văn hoá thông tin đã từng bước được đổi mới về hình thức và phương pháp, tạo sự chuyển biến mạnh trong giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức, xoá dần các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan tồn tại cố hữu trong đời sống tinh thần của đồng bào. Chỉ tính riêng trong năm 2006, trung tâm văn hoá các huyện, thị xã và thành phố Yên Bái đã thực hiện được trên 1.800 buổi tuyên truyền và sinh hoạt văn hoá, các đội thông tin lưu động tổ chức được trên 500 buổi phục vụ đồng bào. Trung tâm văn hoá tỉnh - đơn vị trụ cột của ngành cũng đã tổ chức thành công 348 buổi sinh hoạt của hệ thống câu lạc bộ nghệ thuật, biểu diễn văn nghệ truyền thống; mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, phối hợp với các cơ quan báo chí của tỉnh và Trung ương dàn dựng thu phát sóng các chương trình ca nhạc, xây dựng các phóng sự chuyên đề của ngành; đặc biệt với gần 5 nghìn bản sách hàng năm luân chuyển về cơ sở, phát hành 35 nghìn bản văn hoá phẩm cho đồng bào vùng sâu, vùng cao và với gần 800 buổi phát hành phim và chiếu phim tại các bản làng vùng sâu, vùng cao… việc hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào các dân tộc nói riêng đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt; tác động tác động tích cực trong thực hiện các phong trào và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của ngành và Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

Mỗi năm Thư viện tỉnh luân chuyển được gần 5.000 bản sách về cơ sở.

Đáp ứng yêu cầu của ngành và tự hào là cái nôi đào tạo cán bộ văn hoá cơ sở cho tỉnh Yên Bái, từ năm 2003, Trường Trung học văn hoá nghệ thuật đã hoàn thành việc đào tạo cán bộ văn hoá cho 100% số xã trên địa bàn. Hiện nay nhà trường đang đào tạo trên 500 học sinh đang theo học 11 chuyên ngành nghệ thuật, trong đó có gần 300 học sinh hệ chính quy. Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã liên kết với 6 trường đại học và cao đẳng trong và ngoài tỉnh mở rộng quy mô ngành học và phạm vi đào tạo,  mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu xây dựng, nâng cấp đưa trường lên hệ cao đẳng.

8 năm liên tục nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hoá  - Thông tin, năm 2003 vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, thành tích và những đóng góp của ngành Văn hoá - thông tin tỉnh Yên Bái một lần nữa được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng tấm Huân chương Lao động hạng Nhì cao quý đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2001 - 2005;  đánh dấu chặng đường 5 năm nỗ lực phấn đấu của toàn ngành. Đó cũng là động lực quan trọng để ngành Văn hoá  - Thông tin Yên Bái vững tin và tự hào bước tiếp chặng đường đổi mới: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

P.V

Các tin khác
Hoa cúc quỳ.

YBĐT - Không còn những sóng lúa vàng tươi sóng sánh uốn lượn theo những sườn đồi thơ mộng, vùng cao Yên Bái mùa này ngàn lau trắng nở. Trên những triền đồi sương giá xao xác cỏ khô, duy chỉ có những đoá cúc quỳ nở muộn là kiêu hãnh, cánh vàng mỏng manh vươn ra đón gió. Cúc quỳ muộn trông xa như những đốm lửa nhỏ sưởi ấm núi rừng, xua đi cái giá lạnh khắc nghiệt của vùng cao.

Năm 2006, Bảo tàng Yên Bái tổ chức được hơn 140 buổi trưng bày.(Trong ảnh: Cán bộ Bảo tàng Yên Bái chuẩn bị tư liệu cho triển lãm Toàn quốc kháng chiến và Yên Bái kháng chiến.)

YBĐT - Bám sát nhiệm vụ chính trị cũng như các hoạt động văn hóa của địa phương, năm 2006, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã tổ chức được hơn 140 buổi trưng bày và mở cửa thu hút gần 23.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử.

Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng VHNT năm 2006 cho các tác giả đoạt giải.

YBĐT - Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh vừa tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Cao Xuân Phổ bên những hiện vật tại khu vực khai quật tháp Hắc Y.

YBĐT - Những dấu tích kiến trúc thời Trần ở Lục Yên đã được biết đến từ rất lâu thông qua sự hiện diện của những di tích, những di vật rải rác trên mặt đất. Nhưng mãi đến những năm 1990, các nhà nghiên cứu khảo cổ học mới thực hiện một cách hệ thống công tác điều tra cơ bản qua những đợt điền dã và khai quật thám sát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục