Tiếp tục phát huy giá trị Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với xây dựng thị xã Nghĩa Lộ văn hóa, du lịch

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/10/2023 | 8:23:11 AM

YênBái - Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ là 1 trong 14 chi nhánh bảo tàng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn quốc. 40 năm qua (03/9/1983 - 03/9/2023), kể từ khi khánh thành và đi vào hoạt động, nơi đây đã trở thành một tài sản vô giá, một “địa chỉ đỏ” của thị xã Nghĩa Lộ.

Vào các dịp diễn ra các sự kiện trong đại của tỉnh và đất nước, Đoàn dâng hương đại diện cho Thị ủy, HĐND, UBND MTTQ thị xã Nghĩa Lộ đến dâng hương Bác tại Khu tưởng niệm
Vào các dịp diễn ra các sự kiện trong đại của tỉnh và đất nước, Đoàn dâng hương đại diện cho Thị ủy, HĐND, UBND MTTQ thị xã Nghĩa Lộ đến dâng hương Bác tại Khu tưởng niệm

Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái trao đổi với đồng chí Lương Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ về nội dung này.

P.V: Thưa đồng chí, thị xã Nghĩa Lộ vô cùng vinh dự và tự hào khi có Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin đồng chí cho biết về quá trình xây dựng và các hạng mục công trình hiện có của Khu tưởng niệm?

Đồng chí Lương Mạnh Hà: Đồng bào các dân tộc Nghĩa Lộ vô cùng yêu quý, biết ơn và kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Năm 1979, kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Bác, Phong trào xây dựng "Ao cá Bác Hồ” được phát động trong cả nước, tỉnh Hoàng Liên Sơn khi đó chọn thị trấn Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn xây dựng công trình "Vườn cây, ao cá Bác Hồ”. Lễ khởi công diễn ra ngày 2/7/1982 với tổng diện tích 2,8 ha gồm 3 hạng mục chính: Vườn cây ăn quả, Nhà sàn Bác Hồ, Ao cá.

Với phương châm "Ai có công góp công, ai có của góp của”, nhân dân thị trấn Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn tự nguyện đóng góp gỗ quý, ngày công lao động, tự tay xây dựng Nhà sàn Bác Hồ có thiết kế, số đo, diện tích giống nhà sàn ở Lăng Bác. 

Ao cá Bác Hồ rộng 2.200 m2 được thiết kế, xây dựng theo hình bản đồ địa giới huyện Văn Chấn để ghi dấu sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc địa phương. Ngày 3/9/1983, công trình "Vườn cây, ao cá Bác Hồ” chính thức đi vào hoạt động sau 14 tháng thi công.

Lúc đầu, Khu tưởng niệm có tên "Vườn quả Bác Hồ”, sau đó đổi thành "Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ngày 14/7/1997, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chi nhánh thứ 13 trong hệ thống các chi nhánh bảo tàng, khu di tích lưu niệm Hồ Chí Minh trong cả nước. 

Ngày 05/9/1999, UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định số 273/QĐ-UB đổi tên "Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành "Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Hiện nay, Khu tưởng niệm có diện tích 2,1 ha, ngoài các hạng mục chính còn có các thiết kế khác như: Nhà trưng bày hiện vật dân tộc, Nhà trưng bày ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh… 


P.V: 40 năm qua, Khu tưởng niệm đã góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao, thưa đồng chí?

Đồng chí Lương Mạnh Hà: Khu tưởng niệm lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu gồm tranh ảnh, phim phóng sự về Bác Hồ và được trưng bày theo từng nội dung, chủ đề, thời gian. Mỗi năm, Khu tưởng niệm đón trên 20.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh tới thăm, dâng hương và tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nơi đây là địa điểm tổ chức các cuộc hội thảo nhân kỷ niệm ngày sinh của Người; là nơi cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể từ thị xã đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang, thiếu niên, nhi đồng các huyện, thị phía Tây của tỉnh đến dâng hương, báo công với Bác trong các ngày lễ, kỷ niệm trọng đại của quê hương, đất nước. Hơn thế, Khu tưởng niệm đã trở thành một "địa chỉ đỏ” để tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ như kết nạp đoàn viên, đội viên... 


Đồng chí Lương Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ.

Đặc biệt, Khu tưởng niệm đã vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh như: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan phòng trưng bày các tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. Các hoạt động đã góp phần giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân và thế hệ trẻ.

P.V: Xin đồng chí cho biết, thị xã Nghĩa Lộ có những giải pháp như thế nào để tiếp tục phát huy giá trị Khu tưởng niệm gắn với phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới?

Đồng chí Lương Mạnh Hà: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá và có ý nghĩa đặc biệt đối với Nghĩa Lộ trong lộ trình xây dựng thị xã văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025. Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Khu tưởng niệm, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Bảo tàng Hồ Chí Minh, các chi nhánh bảo tàng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn quốc tổ chức các cuộc triển lãm để thu hút sự quan tâm của nhân dân, du khách.

 Thị xã sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những nội dung liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của các bảo tàng và di tích trong hệ thống tại Nghĩa Lộ. 

Đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền về Bác Hồ và lịch sử địa phương với phương châm "Đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, hướng mạnh về cơ sở”, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm của đất nước, địa phương… sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 

Bên cạnh đó, thị xã tổ chức tốt các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh học tập và làm theo Bác cũng như bổ sung, hoàn thiện, làm sống động thêm nội dung trưng bày cả về hiện vật và cảnh quan, nhất là gắn với quảng bá không gian văn hóa, phát triển du lịch Nghĩa Lộ. Thị xã tiếp tục không ngừng nâng cao hiệu quả, đổi mới phương thức tổ chức phục vụ cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Khu tưởng niệm. 

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Thơm (thực hiện)

Các tin khác
Nghệ nhân người Mông Thào Cáng Súa.

Nhà Thào Cáng Súa nằm chênh vênh trên một quả đồi, sớm tối đều nghe tiếng khèn Mông văng vẳng. Ngày nào im ắng, hiểu rằng lão lại đang vác khèn đi đâu đó.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tặng hoa tri ân đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tổ chức Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực.

Tối 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực-thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” và khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Cán bộ Thư viện tỉnh kiểm tra danh mục và số lượng sách nhập trước khi nhập vào kho sách.

9 tháng năm 2023, Thư viện tỉnh Yên Bái đã bổ sung 8.560 bản sách từ nguồn ngân sách cấp để phục vụ bạn đọc; xử lý kỹ thuật 2.795 tài liệu, xây dựng trên 36.920 cơ sở dữ liệu; trong đó tài liệu số hóa là 29.509, tài liệu số là 7.416.

Một giá hầu trong “Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn” tại đền Đông Cuông.

Nhằm phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh, huyện Văn Yên sẽ lần đầu tiên tổ chức Cuộc thi hát chầu văn “Linh thiêng đất Mẫu” Đền Đông Cuông. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 23– 25/10/2023 tại Khu vực sân thượng - Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục