Hình tượng Rồng trong văn hóa Á Đông

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/2/2024 | 7:56:03 AM

Hình tượng rồng trong văn hóa dân gian Á Đông đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng" - là một linh vật cao quý và linh thiêng, đại diện cho sức mạnh.

Rồng tượng trưng cho sức mạnh to lớn và sự may mắn
Rồng tượng trưng cho sức mạnh to lớn và sự may mắn

Khác với khái niệm của phương Tây vốn coi rồng là con vật hung ác, hình tượng Rồng trong văn hóa dân gian Á Đông tượng trưng cho sự cao quý và linh thiêng, đại diện cho sức mạnh và quyền lực. Rồng còn in đậm tư duy nhận thức về nguồn cội và tâm linh, thể hiện khao khát và ước mơ về thành tựu tương lai.

Con rồng, trong tiếng Trung gọi là Long, thường được miêu tả với thân hình rắn chắc, dài cuồn cuộn, không có cánh và được mang một số đặc điểm của các loài động vật khác như cá chép, hổ và đại bàng.

Năm 2024 là năm Giáp Thìn, theo Ngũ hành, can Giáp tương ứng với hành Mộc lấy màu xanh làm tượng trưng nên năm Giáp Rồng được xem là linh vật của trời và đất (Thanh Long).

Rồng Xanh trong văn hóa thần thoại đại diện cho quyền lực và sự giàu có.

Rồng được sùng bái hơn tất cả các con vật khác trong truyền thống văn hóa Á Đông và cũng là biểu tượng của hoàng đế cai trị. Các hoàng đế Trung Hoa được coi là "Rồng". Rồng trong văn hóa Trung Quốc tượng trưng cho sức mạnh to lớn và sự may mắn. Đó là lí do tại sao trong số 12 con giáp, con rồng lại được yêu thích nhất.


Ông Tseng Ang-Teng, người dạy thư pháp, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết: "Trong số 12 con giáp, rồng được coi là con vật mang lại điềm lành. Về mặt văn hóa, người ta thích sinh "con trai rồng" và "con gái rồng". Năm nay là năm rồng xanh, có năng lượng rất mạnh mẽ. Mọi người có thể tận dụng cơ hội này để tiến hành các hoạt động như tạo ra của cải sẽ rất tốt".

Ông Philco Wong, người dân Hong Kong (Trung Quốc) hy vọng: "Năm con Rồng sẽ mang lại nhiều năng lượng cũng như sự năng động cho người dân. Năm Rồng cũng sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và mọi điều tốt lành".

Rồng được xem là linh vật của trời và đất, kết hợp giữa âm dương bằng viên ngọc có quyền năng phun lửa tạo mùa khô, phun nước tạo mùa mưa, rồng đại diện cho sự cân bằng và hài hòa trong tự nhiên.

Rồng cũng thường được xem như là biểu tượng của sự hiển linh, thiêng liêng và sự bảo hộ nên hình ảnh rồng trên áo vua, sắc phong, đồ tế khí với nhiều họa tiết từ đơn giản, cách điệu đến sự phức tạp, cầu kỳ.

(Theo VTV)

Các tin khác
Du khách bên rừng đào tại đèo Pha Ðin (Thuận Châu, tỉnh Sơn La).

Hoa đào từ lâu đã là loại hoa truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Bắc. Hoa đào sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và đến nay, loại hoa này trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, mang ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc.

Một cửa hàng trên phố Hàng Mã làm mô hình rồng đỏ cao 12m nhân dịp Tết Giáp Thìn.

Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ, từ câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ đến quyển lịch đỏ, cho thấy màu đỏ quan trọng như thế nào trong cuộc sống của người Việt.

Điệu múa mỡi của người Mường, xã Quy Mông.

Văn hóa người Mường ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên rất đặc sắc và múa mỡi là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng nơi đây. Những khát vọng, ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ca ngợi tình yêu đôi lứa đã được đồng bào Mường gửi gắm vào đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục