Vì sao màu đỏ lại may mắn, mang lại vượng khí và tài lộc?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/2/2024 | 10:35:37 AM

Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ, từ câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ đến quyển lịch đỏ, cho thấy màu đỏ quan trọng như thế nào trong cuộc sống của người Việt.

Một cửa hàng trên phố Hàng Mã làm mô hình rồng đỏ cao 12m nhân dịp Tết Giáp Thìn.
Một cửa hàng trên phố Hàng Mã làm mô hình rồng đỏ cao 12m nhân dịp Tết Giáp Thìn.

Người Việt Nam không mấy ai không biết đôi câu đối nổi tiếng về ngày Tết là "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."

Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ, từ câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ đến quyển lịch đỏ. Từ đó có thể thấy màu đỏ quan trọng đến như thế nào trong cuộc sống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung.

Theo quan niệm Tết của người Á Đông, màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự đầm ấm, may mắn. Sắc đỏ phù hợp với không khí linh thiêng, sum vầy của dịp Tết cổ truyền, vì nó mang lại vượng khí, tài lộc và sức mạnh.

1. Ý nghĩa của màu đỏ

Vì sao màu đỏ là màu may mắn trong văn hóa Á Đông? Nguồn gốc của trả lời này bắt nguồn từ một truyền thuyết từ xa xưa tại Trung Quốc.

Truyền thuyết kể lại, thời cổ đại từng hiện hữu một loại quái thú mình sư tử đầu rồng, gọi là niên thú. Mỗi khi Năm mới đến, nó xuống núi bắt gia súc và tấn công dân làng. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra con quái thú này sợ lửa và tiếng pháo nổ.

Vậy nên dân làng treo đèn lồng đỏ, trang trí nhà với màu đỏ của lửa cháy và đốt pháo mỗi khi Năm mới đến. Từ đó, niên thú không còn dám đến hoành hành nữa.

Để kỷ niệm chiến thắng, người dân kể lại câu chuyện đánh đuổi niên thú qua điệu múa lân/múa sư tử.



Dựa trên truyền thuyết đánh đuổi niên thú, màu đỏ được xem là có khả năng trừ tà. Ý niệm này từ Trung Quốc lan truyền đến các quốc gia lân cận gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Người Nhật Bản tô màu đỏ trên các cánh cổng điện thờ Thần Đạo của họ (gọi là torii) như một cách gắn kết tâm linh với thần thánh và chống ác niệm. Người Hàn Quốc dùng mực đỏ viết tên người chết trên sổ sách cũng như trên bùa tang để xua đuổi tà ma.

Ở Việt Nam, xưa kia con gái quan được phép mặc áo yếm đỏ, gọi là yếm đại hồng, như một cách bảo vệ bản thân khỏi yêu ma quỷ quái.

Ngoài ý nghĩa xua đuổi tà ma, màu đỏ còn mang lại may mắn và tài lộc. Màu đỏ được coi là biểu tượng của may mắn, tài lộc và thành công trong Năm mới.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống: Màu đỏ đã được sử dụng trong các nghi lễ và lễ hội truyền thống từ hàng ngàn năm nay. Việc sử dụng màu đỏ trong ngày Tết không chỉ là việc tuân thủ truyền thống mà còn là cách thể hiện lòng tôn kính và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.

Sự trang trọng: Màu đỏ thường được xem là một màu sáng và nổi bật. Màu đỏ thể hiện sự kiêu hãnh, tôn trọng và lòng kính trọng đối với ngày lễ trọng đại này. Nó cũng mang đến sự trang trọng và ấm áp cho không khí Tết.

Tình yêu và sự đoàn kết: Màu đỏ còn tượng trưng cho tình yêu thương, hạnh phúc và sự đoàn kết gia đình.

Nếu xét ở góc độ khoa học và thực tế, màu đỏ có tính kích thích thần kinh, làm cho con người tăng hưng phấn, vì vậy mà suy nghĩ tích cực và làm việc hiệu quả hơn. Màu đỏ phản chiếu lên con người, nhất là gương mặt, và mọi vật sẽ làm cho cảnh vật rạng rỡ, sinh động, đầy sức sống.

2. Cách dùng màu đỏ thu hút tài lộc

Vì màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc nên vào gia đình nào cũng sử dụng sắc đỏ để trang hoàng nhà cửa mỗi khi Tết đến Xuân về. Nhiều gia đình trang trí dây tiền ngũ đế có dải chỉ đỏ bên dưới, dán chữ phúc đỏ trước cửa nhà, trang trí cây và hoa màu đỏ...

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số vật dụng màu đỏ để mang lại vận may và thu hút tài lộc như đặt mèo Thần tài màu đỏ ở ban thờ thần tài; để một sợi chỉ đỏ trong ví; cột ruy băng đỏ xung quanh đồ phong thủy trong gia đình; tô điểm một vài vật dụng màu đỏ trong phòng ngủ (nhưng không nên sử dựng quá nhiều), phòng khách (tấm nệm, chiếc gối vuông, bình cây hoa màu đỏ), phòng bếp.

Bạn cũng có thể đặt đồ vật thường dùng trong công việc lên tấm vải đỏ như bút, máy tính, điện thoại để mang lại may mắn; hay trồng cây phong thủy có màu đỏ như vạn lộc, trạng nguyên, hải đường... để tạo thêm cảm giác may mắn và rực rỡ.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Điệu múa mỡi của người Mường, xã Quy Mông.

Văn hóa người Mường ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên rất đặc sắc và múa mỡi là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng nơi đây. Những khát vọng, ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ca ngợi tình yêu đôi lứa đã được đồng bào Mường gửi gắm vào đó.

Vài năm trở lại đây, xu hướng hoài cổ, nhớ tết xưa lên ngôi. Nhiều người chọn bộ trang phục truyền thống, check-in bên những không gian xưa như: chợ Yên Bái, ga Yên Bái, chợ hoa, các nhà vườn truyền thống…

Từ trái sang: Nghệ sĩ hài Xuân Hương, Bảo Quốc, Mỹ Chi và Hồng Tơ (Ảnh: Thanh Hiệp)

Hình tượng ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm có lẽ đã không còn xa lạ trong tiềm thức của người Việt. Thế nhưng nghệ sĩ chuyên đóng vai Táo giải đáp gì về phương tiện này.

Tác phẩm ảnh “Dáng chiều” của nhiếp ảnh gia Lê Trung Kiên giành Huy chương Bạc quốc tế PSA tổ chức tại Việt Nam năm 2022.

Xuân về, hoa tớ dày bung sắc trên khắp các nẻo đường, núi rừng Tây Bắc. Trong tiết trời se lạnh, các em nhỏ vùng cao tung tăng nô đùa, xúng xính váy áo mới; các bà, các chị gùi hàng xuống chợ... Tất thảy đều trở nên thân thuộc, gần gũi. Theo năm tháng, hình ảnh về phong cảnh thiên nhiên, con người vùng cao vẫn luôn là đề tài mới mẻ, sinh động sau mỗi khoảnh khắc bấm máy của các nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục