Phong sjư - nỗi niềm gửi bạn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dân tộc Tày vùng sông Chảy Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái) và Hà Giang, Tuyên Quang từ xưa nhờ cánh én gửi cho người thương ở nơi xa những "phong sjư" mang nặng nỗi niềm thương nhớ.

Bởi xưa ít người biết chữ nhưng trong lòng lại nặng tình, nặng nghĩa với người mình thương ở khác xứ, khác mường. Thứ nhất nhờ thầy cả văn chương chép thư gửi người thương khác bản/ mài mực, thư gửi bạn khác mường/ én hỡi én cánh vàng/ loàn ơi loàn cánh hoa/ én hãy đậu xuống gác anh nhờ/ loàn hãy đậu nơi giường anh bảo/ anh có người khác xứ buồn thương/ nhờ én bay mang thư tới đó/ bay đi giữa mây trời mưa gió/ bay tới đậu cửa sổ nhà nàng/ trao tận tay người thương én nhé…

 

Đây mới là lời đầu của bài Phong sjư. Vào nội dung chính là tả cảnh đêm trăng lùa vào song cửa, nỗi nhớ bạn vò võ tương tư, thư tới người thương hỏi thăm bố mẹ, anh em nhà nàng đang bận tăng gia sản xuất, học hành đèn sách. Ước gì lại gặp nhau mùa lễ hội, hẹn nàng phiên chợ tới gặp nhau để đính ước sớm nên gia thất. Phong sjư gửi mùa nào thì vịnh cảnh tình thời khắc mùa đó vào. Bài Phong sjư sau đây viết năm Canh Dần (1950): Canh Dần năm đương tiết mùa xuân/ muôn hoa nở phân vân rực rỡ/ ong bướm bay vật vờ tìm hoa/ anh nhớ em đường xa buồn quá/ buồn nỗi mình khác Sứ tình nhân/ được gặp nhau đôi lần trao nhớ/ bạn người ta gặp gỡ có đôi…

 

Phong sjư viết tiếp: Kính chúc đến bố mẹ thọ khang, chúc anh chị trong nhà mạnh khỏe/ cùng các cháu con trẻ bình yên/ chúc đến em bạn tiên tươi trẻ/ giờ đây xin được kể tình duyên/ hồi đầu xuân tháng giêng năm trước/ quả còn se ta được gặp nhau/ ngày lại ngày người đâu cách biệt/ bóng hình em da diết trong anh/… hẹn đến chợ Ngọc gặp bạn tiên/ chợ mùng bảy hàng phiên ta đến/ nói với nhau một tiếng cũng là/ ngắm phặc phiền bông hoa đỉnh núi/ như cá từ suối được ra sông/… Thấy thư gửi tới nơi giường hoa/ nọong hãy thương đến anh với nhé/ nhớ có lời thất lỗi đừng chê/ cho người ở cách quê ơn bái/ có lòng thương thư lại cho anh/ vắng vẻ còn tưởng trông thấy mặt/ kính bút chúc noọng được an nhàn/ nhà cửa được muôn vàn phú quý/ tình yêu dù cách trở hãy thương/ đường xa dù cách mường hãy nhớ.

 

Bài Phong sjư mới nhất vừa tìm được của cố nhà văn Hoàng Hạc viết năm 1986 gửi bạn ở quê khi nhà văn về Hà Nội dự ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam: Nửa đêm trằn trọc chẳng thành giấc/ ngồi dậy bật công tắc viết thư/ thăm cửa nhà mạnh khỏe/ còn đầy không bịch thóc ống muối/ nhớ bạn chẳng thể về thăm bạn/ ve sầu kêu đỉnh núi râm ran/ mùa thu cá xuống khe ren rén, được hẹn chẳng được đến bạn ơi/ ngày mai về Hà Nội năn nơ/ gặp nhau chỗ văn thơ cả nước/ ngày văn hóa dân tộc sum vầy/ ở nhà bạn chung vui với nhé/ mình về mình hẵng kể/ kể về nơi giếng nước mình uống, nói về chỗ nước lần ta tắm/ nơi mình sinh đất nặng nghĩa tình/ truyền thống trĩu trên lưng đừng bỏ/ rộng dài đường trước mặt ta đi/ rộn rã tới ngày mai ta bước/ đường bạn vẫn cùng bạn đi về/ tháng giêng cá lại ngược/ sang hai én lượn bay/ mùa xuân ong bướm về hoa nở/ hồn bạn tựa hồn ta/ hai tim nơi giường hoa cha mẹ/ tim cùng đập rẹn ré bên nhau/ vui mãi đất quê ta mường rộng...

 

Với lời ý trong Phong sjư là thơ tả cảnh, tả tình chuyển tải đến bạn hữu, người thương những nỗi niềm, ước muốn, đính ước với người bạn tình. Hát Phong sjư cũng có giọng điệu riêng sâu lắng trong lòng người nghe, biểu tả được nỗi nhớ nhung, đặt được niềm hy vọng, lòng tin vào ngày mai tốt đẹp. Những giá trị văn hóa riêng có của dân tộc Tày xin được trân trọng lưu giữ và phát triển.

 

Hoàng Tương Lai

(Sưu tầm và giới thiệu)

Các tin khác
Chọn vải cho bộ váy áo mới (Ảnh: Tuấn Anh).

YBĐT - Tỉnh Lào Cai có nhiều chợ nổi tiếng: chợ tình Sa Pa, chợ trâu Cán Cấu, chợ phiên Bắc Hà. Riêng chợ Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới "Đông vui nhất chợ Bắc Hà, sáu ngày trâu ngựa kéo ra chật đường".

Đã lâu rồi nhưng còn nhiều chàng trai Mông còn nhớ cô gái đẹp lên bản Mông dạy chữ. Cứ mỗi khi cuộc khèn vang tiếng là cô có mặt. Người Mông ở vùng Pà Cò này vẫn bảo cô đã mê tiếng khèn của người Mông rồi. Không chỉ có cô giáo người Kinh nọ bị tiếng khèn của những chàng trai Mông mê hoặc mà cả những vị khách xa đang trong chuyến du lịch sinh thái trên cùng núi cao Hang Kia, Pà Cò (Hoà Bình) mà bất chợt nghe vẳng xa đâu đó điệu khèn lại bỗng thấy cái cảm giác thư thái, yên bình.

YBĐT - Người Thái Mường Lò ở nhà sàn, có cách sắp xếp mang bản sắc văn hóa khá độc đáo. Trong nhà người Thái không có vách ngăn, nên khá rộng rãi. Cửa vào nhà từ hai đầu hồi, gần với hai cầu thang lên. Các cầu thang có bậc lẻ, bà con phân biệt với bậc thang chẵn, chỉ dành cho ma lên xuống. Khi trong nhà có người qua đời, gia chủ mới để dỡ vách, bắc cầu thang có bậc chẵn.

YBĐT - Vừa qua, Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Văn Yên và huyện Văn Bàn (Lào Cai) phối hợp với 2 xã Châu Quế Thượng và Tân An cùng đội thông tin lưu động hai huyện tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - thể thao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục