Nghĩa Lộ xã hội hóa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/7/2024 | 8:09:28 AM

YênBái - Huy động xã hội hóa các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản của thị xã Nghĩa Lộ giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là bản sác văn hóa dân tộc Thái.

Múa xòe được đưa vào truyền dạy trong trường học ở thị xã Nghĩa Lộ.
Múa xòe được đưa vào truyền dạy trong trường học ở thị xã Nghĩa Lộ.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà cho biết: "Thời gian qua, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn được chú trọng bảo tồn, phát huy mạnh mẽ và trở thành nền tảng, nhân tố quan trọng để xây dựng và phát triển quê hương Nghĩa Lộ, đặc biệt là trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, văn hóa, du lịch của địa phương. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", việc thực hiện các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản được thị xã quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu”. 

Cộng đồng các dân tộc trên địa bàn thị xã đã tích cực chủ động tổ chức, các hoạt động nhằm bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc mình, các lễ hội truyền thống trở thành nét đẹp trong văn hóa cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là xòe Thái không những được giữ gìn mà ngày càng được phát huy mạnh mẽ giá trị. 

Ông Lương Mạnh Hà cho biết thêm: "Thị xã đã chỉ đạo và giao Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã đưa nghệ thuật xòe Thái vào chương trình giảng dạy hoạt động ngoại khóa trong tất cả các trường học, từ bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn gắn với xây dựng "Trường học hạnh phúc, "Trường học du lịch””. Các trường học trên địa bàn thường xuyên tổ chức học múa xòe vào giờ giải lao giữa giờ và nhận được sự ủng hộ cao từ phụ huynh học sinh trong việc tự mua sắm quần áo, khăn xòe cho các cháu học sinh tham gia các hoạt động của trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa, tạo thành một nét sinh hoạt đặc sắc, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xòe Thái.


Đặc biệt, dịp Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò tổ chức hàng năm khi huy động nhân dân tham gia màn đại xòe với số lượng từ 2.000 - 3.000 người hoặc tổ chức Hội thi "Lung linh vòng xòe” để bảo tồn và phát huy giá trị di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, toàn bộ trang phục, khăn xòe, giày và các đạo cụ tất cả do sự tự nguyện của nhân dân, ngay từ khi tập luyện cho đến ngày tổ chức màn đại xòe đều nhận được sự chung tay của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ từ các suất ăn, nước uống miễn phí… Đó chính là những giá trị hết sức thực chất và mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự đam mê, tâm huyết và tự hào của nhân dân trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Cùng với đó, thị xã đã huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa để đồng hành cùng thị xã tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn. Quảng trường Bông Lúa thuộc Dự án khu đô thị Golden Field Nghĩa Lộ là công trình do tập đoàn tư nhân xây dựng nhưng chủ đầu tư rất chú trọng tới các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc địa phương. Quảng trường được thiết kế hình chiếc khăn piêu của dân tộc Thái và đây cũng là điểm tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật của thị xã như Hội thi "Lung linh vòng xòe” thị xã Nghĩa Lộ; các giải thể thao truyền thống… Tại khu nghỉ dưỡng DragonFly (Chuồn Chuồn Nghĩa Lộ) đã xây dựng không gian văn hóa dân tộc và không gian trình diễn xòe Thái trong khuôn viên để du khách có thể tham quan, trải nghiệm.

Ngoài ra, Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa các dân tộc của thị xã hoạt động rất tích cực và hiệu quả. Câu lạc bộ được thành lập và hoạt động độc lập bằng chính nguồn lực của các thành viên không dựa vào sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước. Câu lạc bộ hiện có 95 thành viên là những người am hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, Mường. Hoạt động của câu lạc bộ đã đóng góp đáng kể vào công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là về duy trì thực hành, truyền dạy và trình diễn tại cộng đồng. 

Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Văn - thành viên Câu lạc bộ chia sẻ: "Bản thân là một thành viên Câu lạc bộ, tôi vinh dự được tham gia tư vấn cho nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra ở địa phương. Trong Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, bản thân tôi đã có nhiều ý kiến đóng góp cho xã, phường và cùng trao truyền những kiến thức sẵn có trong tôi. Trong Hội thi Lung linh vòng xòe của thị xã, tôi cùng tham gia dàn dựng các tuyến đi, đội hình, nhạc cụ phù hợp sao cho đẹp mắt và đúng với chủ đề của Ban Tổ chức Hội thi đề ra. Tôi còn tham gia tập luyện thường xuyên cho các đội văn nghệ vào các buổi tối thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Tôi xác định việc đóng góp cho bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, nhất là di sản văn hóa của địa phương là niềm vinh dự của mình”.

Có thể nói, huy động xã hội hóa các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản của thị xã như ngày hôm nay.

Phạm Thu

Tags Nghĩa Lộ xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Các tin khác
Tiết mục biểu diến của tổ dân phố số 7, phường Yên Ninh nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

Trong Câu lạc bộ dân vũ- thể thao có cụ bà gần 80 tuổi vẫn hăng hái tham gia. Ban đầu đi tập, cụ còn gù lưng; giờ sau 3 năm tập luyện, cụ đã đi thẳng lên được. Giảm các bệnh liên quan đến béo phì, đái tháo đường, tim mạch, đó cũng là cách để người tập tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Một ví dụ sinh động phản ánh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.

Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp trên địa bàn tỉnh là nhân tố quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa từ tỉnh đến cơ sở.

Những kết quả từ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp của Yên Bái đã góp phần vào việc định hướng, tổ chức và huy động sức sáng tạo trong nhân dân, khơi thông những mạch nguồn văn hóa. Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa các cấp đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong lĩnh vực văn hóa của địa phương, cơ sở.

Nhà văn Nông Quang Khiêm nhận Giải B Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

“Tôi luôn cố gắng khai thác, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong các tác phẩm văn chương” - nhà văn Nông Quang Khiêm chia sẻ. Minh chứng thuyết phục cho tinh thần ấy của nhà văn, mới đây nhất, với tập thơ song ngữ Việt - Tày “Cây cỏ và hoa”, nhà văn Nông Quang Khiêm vinh dự đoạt giải B lĩnh vực Sáng tác chuyên ngành văn học nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số, Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

Lễ Công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Khai mạc Festival trình diễn khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái vừa có Văn bản số 1044/VHTTDL-VP về đăng tải thông tin danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái lần thứ ba, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục