Mù Cang Chải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/11/2024 | 2:23:26 PM

YênBái - Huyện Mù Cang Chải có đến gần 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó riêng đồng bào dân tộc Mông chiếm 89,4% với nhiều nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như: lễ hội Gầu tào, lễ cúng Cơm mới, phong tục cưới hỏi, những điệu khèn, điệu múa đặc sắc...

Một tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Mông được biểu diễn trong dịp Festival Dù lượn năm 2024 tại huyện Mù Cang Chải.
Một tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Mông được biểu diễn trong dịp Festival Dù lượn năm 2024 tại huyện Mù Cang Chải.


Đặc biệt, thành quả của sự lao động sáng tạo, chinh phục thiên nhiên của các thế hệ đồng bào Mông trên địa bàn đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, được xếp hạng danh thắng cảnh quốc gia đặc biệt. Với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời xác định việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ để xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến "bản sắc, an toàn, thân thiện”, những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc huyện Mù Cang Chải, nhất là đồng bào dân tộc Mông luôn được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng.

Đảng bộ huyện đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch trên địa bàn; triển khai kế hoạch xây dựng con người Mù Cang Chải "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” gắn với tổ chức vận động cải sửa các phong tục tập quán không còn phù hợp, xây dựng đời sống văn hóa mới nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trên từng địa bàn, cộng đồng dân cư. 

Cùng đó, việc giữ gìn và trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc Mông tới các thế hệ, tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ được thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp truyền dạy nghề chế tác khèn, nghề thêu dệt thổ cẩm hay vẽ sáp ong trên vải...; các điệu dân vũ của người Mông, nghệ thuật thêu dệt thổ cẩm, vẽ sáp ong trên vải còn được đưa vào các trường học gắn với xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, trường học du lịch. 

Điệu múa khèn, múa khăn, múa gậy sinh tiền… của đồng bào dân tộc Mông hiện đã được đưa vào giờ thể dục giữa giờ và hoạt động ngoại khóa ở tất cả các trường học trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện cũng đã thành lập và duy trì 110 đội văn nghệ ở các bản, các khu dân cư, sẵn sàng tham gia biểu diễn các hoạt động tại cộng đồng và phục vụ du khách. 

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đậm đà bản sắc gắn với các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, của huyện được tổ chức thường niên trở thành bản sắc riêng như trong các dịp: du lịch "mùa nước đổ”, "mùa vàng”, tết Độc lập (2/9); lễ hội khám phá danh thắng ruộng bậc thang hay trong các dịp lễ hội "Mừng cơm mới”, lễ hội "Giã bánh dày”, lễ hội "Hoa tớ dày”, Festival Khèn Mông... 

Đặc biệt, dịp cuối năm 2023, Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn; Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày 2023 đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc và sự quan tâm, hưởng ứng không chỉ của nhân dân trong huyện mà cả đồng bào các dân tộc trong khu vực. 

Ông Hảng A Ký - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn huyện được cấp ủy, chính quyền và người dân đồng thuận, quan tâm triển khai thực hiện tốt đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục lan tỏa, quảng bá hình ảnh đẹp về miền đất và con người Mù Cang Chải, góp phần xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "bản sắc, an toàn, thân thiện”. Đặc biệt, khi giá trị văn hóa dân tộc được giữ gìn, trân trọng, tôn vinh đã khơi dậy được niềm tự hào, khát vọng vươn lên trong đồng bào để phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu”. 

Cũng theo ông Hảng A Ký, để tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện, cùng sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, làm cho mỗi người dân hiểu rõ mình vừa là chủ thể có trách nhiệm gìn giữ vừa là đối tượng thụ hưởng các giá trị văn hóa truyền thống; tiếp tục đẩy mạnh giáo dục văn hóa dân tộc vào các trường học để học sinh hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống; biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình trong hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa…

Thu Hạnh

Tags Mù Cang Chải bản sắc văn hóa lễ hội Gầu tào lễ cúng Cơm mới phong tục cưới hỏi khèn Mông

Các tin khác
Chương trình giao lưu ca nhạc Bolero thân ái “Chia sẻ với người nghèo sau bão lũ” tại Lục Yên sẽ hội tụ nhiều ca sẽ nổi tiếng của dòng nhạc Bolero trữ tình.

Chương trình giao lưu ca nhạc Bolero thân ái với chủ đề “Chia sẻ với người nghèo sau bão lũ” do UBND huyện Lục Yên phối hợp với Trung tâm Giọng ca vàng Bolero Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tối 14/11/2024.

Nhân dân xã Xuân Tầm tham gia vệ sinh đường làng, tạo cảnh quan sạch đẹp.

Chúng tôi đến thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm, Văn Yên đúng dịp bà con nhân dân trong thôn tập trung vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đào hố đựng rác thải sinh hoạt gia đình để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chuẩn bị đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối tháng 11 này.

Tiết mục nghệ thuật tại lễ khai mạc.

Tối 2-11, tại TP Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

Toàn cảnh lễ phát động.

Giải Báo chí đầu tiên về bình đẳng giới chính thức được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục