Các bước cưới vợ của người Dao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đám cưới của đồng bào Dao nói chung và người Dao ở xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn nói riêng được thực hiện theo nhiều khâu, nhiều bước và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Khi các đôi trai gái đến tuổi cưới vợ gả chồng thì người Dao phải thực hiện theo luật tục bao gồm các bước sau: bước đầu, bố mẹ nhà trai sang nhà gái tìm hiểu về ngày, tháng, năm sinh của hai đứa trẻ xem có hợp nhau không; khi xem xong, nếu thấy hợp nhau thì bố mẹ nhà trai kiếm lấy một đôi vòng tay bằng bạc trắng mang đến nhà gái “cầu hôn”.

Đến bữa ăn của gia đình, nhà trai để đôi vòng tay đó cùng hai chén rượu đặt vào trong mâm cơm nhà gái. Nếu cô gái không nhất trí thì sẽ trả lại đôi vòng, còn nếu đồng ý lấy người con trai của họ thì cô gái đó cất giữ đôi vòng tay để làm tin và nhà trai tiếp tục tiến hành bước thứ ba là tổ chức đến hỏi. Bước này, nhà trai mang một con gà, gà trống hay mái đều được, sang nhà gái “ăn định” để hai bên thống nhất bước thứ tư là “ăn lý”.

Sau khi nhà gái và nhà trai thống nhất xong, nhà trai về sắm 20 lít rượu, 5 con gà, 1 con lợn khoảng 20kg đem sang nhà gái. Sau lần này thì đến bước thứ năm là hai bên thông gia thống nhất chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức đám cưới và đón dâu về nhà chồng. Bước này, các món đồ lễ, nhà gái thách giống y như bước thứ tư.

Sau khi đón dâu về đến nhà, ông Hạnh Mùi “người chủ hôn” làm xong thủ tục nhập gia, nhập tục thì cô vợ vừa đón về này mới thực sự là cô dâu trong gia đình.

Đức Hồng

Các tin khác

Người Si La hiện còn lưu giữ phong tục khá đặc biệt gọi là lễ “Khá xè la”. Đó là một nghi lễ gieo nương tượng trưng. Nghi lễ này được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, trước ngày gieo nương thực khoảng 3 ngày và do trưởng họ chủ trì.

Trò chơi dân gian Tó Cối của dân tộc Tày - Thái là một trò chơi vận động đơn giản không cần tới dụng cụ phụ trợ. Tó là thi đấu, Cối là gối (đấu nhau bằng đầu gối trên một chân tiếp đất). Chính vì nó đơn giản, mộc mạc, dễ chơi và chơi ở đâu, vào lúc nào cũng được nên trò chơi này được đông đảo các em thiếu niên và thanh niên trong làng, bản hay chơi.

Múa khèn trong ngày hội truyền thống của đồng bào Mông Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Dân tộc Mông gồm nhiều nhóm và có tên gọi khác nhau như Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng, Mông Xanh... Hiện nay ở Yên Bái người Mông cư trú chủ yếu ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao của các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên.

Đám cưới của người Dao đỏ.

Miền núi Tây Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hoá vùng cao ít nơi nào có được, vì thế luôn hấp dẫn khách du lịch xa gần. Dưới đây là vài nét về những kiểu cầu hôn có một không hai của thanh niên dân tộc ít người ở nơi này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục