Cây nêu ngày tết

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ai đến Mường Lò Nghĩa Lộ vào dịp tết Nguyên đán sẽ thấy trước sân, đầu sàn nhà nào cũng dựng cây nêu. Cây nêu còn được dựng ở cả lều thờ thổ công, chuồng gia súc, lều cối giã gạo bằng nước.

Cột còn - một loại cây tượng trưng cho vũ trụ vì nó cũng mang một ý nghĩa như cây nêu trong ngày xuân của đồng bào vùng Mường Lò.
(Ảnh: Hoàng Nhâm)
Cột còn - một loại cây tượng trưng cho vũ trụ vì nó cũng mang một ý nghĩa như cây nêu trong ngày xuân của đồng bào vùng Mường Lò. (Ảnh: Hoàng Nhâm)

Những ngày giáp tết, mọi người không những lo sắm đủ đồ ăn thức uống cho những ngày tết và lo dọn dẹp nhà cửa, đắp sửa mồ mả ông bà, tổ tiên mà còn vào rừng tìm chặt cây tre thật đẹp đem về “Đấng câl nêu” (dựng cây nêu). Ngày tết Nguyên đán  là ngày linh thiêng nhất trong năm. Ngày tết có cây nêu đung đưa trong gió mới, xa xa chấp chới những cánh còn trao liệng... nó tạo thêm không khí rộn ràng, đầm ấm của mùa xuân ở vùng quê Mường. Cây nêu là dấu hiệu báo cho mọi người biết là ngày nghỉ ngơi, sum họp gia đình sau một năm lao động vất vả.

 

Tục truyền rằng: Ngày xưa, cứ sau vụ gặt hái, các bản người Mường tổ chức ngày hội vui chơi thì lũ ma chết đường, chết sá đi lang thang không ai thờ cúng là chúng kéo đến quấy nhiễu, đòi ăn, đòi của cải, đất đai của con người. Nếu con người không chịu thì chúng sẽ phá hoại mùa màng, giết hết những vật nuôi trong nhà... Con người đành phải nhượng bộ và phân định rạch ròi giữa bên người và bên ma. Mỗi bên ở một phương riêng, không được ở lẫn lộn, chung chạ với nhau. Cho nên ngày nay người Mường mới hay nói “Phương người, phương ma” là vậy. Con người giao kèo với phương ma là cứ vào dịp cuối năm hễ thấy chỗ nào có cây nêu ấy là đánh dấu của đất phương người, phương ma không được đến xâm phạm, quấy nhiễu, nhất là lúc con người đang tụ hội vui sau một năm đồng áng nhọc nhằn... Từ ấy, cứ hễ đến Tết người Mường là phải dựng “câl nêu” (cây nêu).

 

Đặng Phương Lan

Các tin khác

YBĐT - Mùa xuân luôn gắn liền với những thú chơi tinh thế và tao nhã, thể hiện niềm say mê và cảm xúc của con người trước cuộc sống. Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên, nhưng cao hơn tự nhiên, bởi nó đã được thổi hồn vào, và mang ngôn ngữ biểu cảm thật tinh tế và sâu sắc.

YBĐT - Người Mường sống ở gần rừng núi, nên mọi mặt trong cuộc sống đều có sự gắn bó với rừng. Trong rất nhiều phong tục, tập quán liên quan đến rừng, người Mường có tục ngày xuân đoán lá cây rừng. Tục này không biết có từ bao giờ, nhưng cứ vào khoảng 27 tháng 12 âm lịch hàng năm là bà con người Mường coi đây là ngày “đóng cửa rừng”.

YBĐT - Khi đến với dân tộc Mường vùng Tây Bắc những ngày Tết, ta thấy ngay câu ví: "Cơm đồ nhà gác, nước vác lợn thuê, ngày lùi tháng tiến", đủ hiểu các phong tục ở vùng dân tộc này.

YBĐT - Từ khoảng 20 tháng Chạp trở đi, ở các bản người Tày Tây Bắc, các bà các chị đã nhộn nhịp chuẩn bị gạo nếp, lá dong, lạt cho việc gói các loại bánh Tết. Riêng gói bánh ống (pẻng ổng) được chuẩn bị chu đáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục