Người Mường ăn tết

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Khi đến với dân tộc Mường vùng Tây Bắc những ngày Tết, ta thấy ngay câu ví: "Cơm đồ nhà gác, nước vác lợn thuê, ngày lùi tháng tiến", đủ hiểu các phong tục ở vùng dân tộc này.

Các món ăn ngày Tết của dân tộc Mường ngoài "cơm đồ - lợn thuê", còn "canh đắng". Món canh này rất đặc biệt, dùng rau giã ra nấu với lòng cá. Ngoài rau còn có món "ốt cá". Món này, cũng như dưới xuôi có món măng khô, măng trong "ốt cá" là măng rừng được các cô gái Mường đi bóc về ngâm, vài ngày sau đeo vào ốt (ống bương) và đem đồ trên bếp. Thưởng thức món "ốt cá" ta thấy có vị chua của măng, vị thơm đậm của cá, mùi thơm của ống bương. Ngoài các món ăn, rượu của người Mường cũng thật đặc biệt. Rượu cần, mà rượu Tết thì sau khi nấu gạo nếp xong trộn men lá cho vào vò, nếu để lâu một vài năm càng ngon, càng đậm ngọt.

 

Dưới xuôi có bánh chưng xanh thì người Mường có 7 loại bánh, cũng có bánh chưng, rồi còn bánh lam, bánh chay... Nhà nhà, xóm xóm, tiếng chày giã gạo làm bột rậm rịch cho ngày Tết rất đông vui. Ngày tết người Mường hay có phong tục "xem chân gà", bởi theo truyền thuyết: Trời sai quan xuống giết thần Học, người dân đã phải gửi thần đôi gà rừng bốc cháy, thần hóa thân, sau đó, người Mường bới dấu vết cháy chỉ còn ít chữ ở chân gà... nên lệ xem chân gà để thấy số phận sang năm mới thường được tiến hành rất trịnh trọng, chu đáo.

Hồng Anh

Các tin khác

YBĐT - Từ khoảng 20 tháng Chạp trở đi, ở các bản người Tày Tây Bắc, các bà các chị đã nhộn nhịp chuẩn bị gạo nếp, lá dong, lạt cho việc gói các loại bánh Tết. Riêng gói bánh ống (pẻng ổng) được chuẩn bị chu đáo.

YBĐT - Chơi đu (chọng chá) là sinh hoạt văn hóa được bà con người Thái Tây Bắc nói chung và Mường Lò - Yên Bái nói riêng rất yêu thích, đặc biệt là lớp trẻ. Trong các bản người Thái, gần như nhà nào có trẻ em thì đều có đu, thường được làm đơn giản bằng hai sợi dây chắc chắn, buộc vào một đoạn tre, hóp để làm chỗ đứng hoặc ngồi. Kiểu đu này có thể buộc dưới gầm sàn hoặc trên cành cây ở sân vườn nhà. Trẻ em vừa đu vừa cùng hát những bài đồng dao, vỗ tay reo hò vui vẻ.

YBĐT - Mùa xuân về đánh thức vạn vật. Cây cối đâm chồi nảy lộc, ngàn hoa đua sắc khoe hương. Mùa xuân là mùa của hoa, và chính hoa đã làm cho xuân thêm đẹp. Tết đến, xuân về, cùng với những đào, mai khoe sắc, những giò lan làm cho hương sắc xuân thêm mặn mà...

Tiết mục múa rước dâu của người Cao Lan.

YBĐT - Già làng La Ngọc Giai ở bản Đá Trắng, xã Vũ Linh (Yên Bình - Yên Bái) kể: “Năm nào cũng vậy, ngay từ tháng 2, tháng 3 âm lịch, người Cao Lan ở Vũ Linh, Bạch Hà, Vĩnh Kiên... nhà nào cũng chọn 2 - 3 con gà trống đẹp thiến để dành; 1 con lợn (giống địa phương) nuôi đến tết để mổ, vì chúng tôi ăn tết cổ truyền là to nhất”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục