Lễ cưới của người Khơ Mú (phần2)

  • Cập nhật: Chủ nhật, 10/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau khi hoàn tất các nghi thức bên nhà gái là lễ đón dâu về nhà chồng. Trước giờ đón cô dâu về nhà chồng là nghi thức cho con gái của hồi môn và nghi thức hát "Tơm" xin dâu. Của hồi môn cho con gái gồm 12 chiếc gối, 7 bộ chăn đệm, 1 đôi chiếu, 1 đệm ngồi, 1 bộ riđô màn cưới, 40 bát ăn cơm, 2 mâm, 1 tủ đứng, 1 hòm… Sau khi đã chuẩn bị của hồi môn, bà Mờ bên nhà trai hát "Tơm" xin dâu đối đáp với bên nhà gái.

Bà Mờ hát Tơm

 

"Lời dịch: Hôm nay là ngày tốt tháng lành, gia đình tổ chức đón cô dâu về nhà chồng, cảm ơn ông bà vãi bên này đã sinh ra con gái và nuôi  khôn lớn cho đến ngày hôm nay…xin cho chúng tôi đón con về, rồi sẽ dạy bảo chúng nó làm ăn…

Nhà gái đáp lại: Con gái còn nhỏ, chỉ sợ nó không biết làm ăn, chưa biết cách sống, … mong ông bà bên đó dạy dỗ, bảo ban."

 

Đoàn đón dâu trở về nhà trai với các đồ lễ vật và của hồi môn sặc sỡ sắc màu của chăn, đệm, gối, tủ… Theo tập quán của người Khơ Mú, nhà dù xa hay gần cũng phải nghỉ giữa đường ăn cơm, mỗi người uống một ngụm rượu hoặc ăn một miếng cơm xôi và một miếng thịt. Về tới nhà trai, ông Mối dẫn cô dâu lên, bố mẹ chồng ra cửa đón cô dâu mới. Cô dâu được dắt vào giữa nhà có đông đủ khách mời và ông bà, anh em họ hàng bên nhà trai, toàn bộ của hồi môn mang từ bên nhà gái sang cũng được đặt ra giữa nhà.

 

Tại mâm rượu quan trọng nhất bên nhà trai, ông Mối mang túi lễ vật mà nhà gái gửi sang gồm: gà, xôi, một ít thịt mũi, tai và lưỡi lợn, một miếng vải đen và một miếng vải trắng (theo người Khơ Mú thì tai lợn là để người con phải biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, lưỡi lợn thể hiện người con phải biết nói những lời hay, ý đẹp..), rồi ông Mối báo cáo với bố mẹ chồng để giao cô dâu lại cho gia đình "Báo cáo với ông bà, hôm nay tôi đã đưa con dâu về cho ông bà, mong ông và yêu thương, chỉ bảo con dâu làm việc…"

 

Đại diện người nhận cô dâu: "Từ giờ phút này, tôi thay mặt nhà trai công nhận con là con dâu của gia đình, mong tổ tiên phù hộ cho khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi…"

 

Sau đó mọi người cùng ăn uống và mừng cho đôi vợ chồng trẻ những món quà nhỏ để lấy vốn làm ăn cùng với có lời dặn dò, khuyên bảo.

 

Lễ cưới truyền thống của dân tộc Khơ Mú chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn; góp phần làm giàu vốn văn hóa phi vật thể của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 

Thanh Ba - Thanh Chi

Các tin khác

Nhiếp ảnh gia người Anh Tim Hetherington đã đoạt giải thưởng cao nhất - giải Ảnh báo chí của năm với tác phẩm “Sự mệt mỏi của một người đàn ông và sự mệt mỏi của một quốc gia” với khoản tiền thưởng 10.000 euro (14.500 USD).

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu được trong lễ cưới của người Khơ Mú.

YBĐT - Lễ cưới truyền thống của người Khơ Mú có nhiều lễ thức khác nhau như: Lễ thức tự do yêu đương tìm hiểu, dạm hỏi, đặt mối, nghi thức xin ở rể, lễ cưới và lễ lại mặt. Người Khơ Mú có tục cưới rể từ một năm trở lên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nhà. Khi gia đình nhà gái cho phép thì nhà trai sẽ tổ chức lễ cưới đón con dâu và con trai về nhà.

YBĐT - Tết đến, xuân sang, đất trời như bừng lên, vạn vật được tiếp thêm mầm sống, đâm chồi nảy lộc đua nhau khoe sắc, người người nét mặt hân hoan, tràn ngập niềm vui, ngàn hoa đua nở. Và, tất cả như bừng lên giữa tiết trời vào xuân.

Trò chơi

YBĐT - Các lễ tết của người Thái Mường Lò,Yên Bái là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, để cùng cầu cho một năm mới mạnh khỏe, cấy được nhiều lúa, trồng được nhiều ngô, và cùng tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Thái. Một trong những trò chơi dân gian được những người phụ nữ Thái đen ưu thích chơi trong các lễ tết đó là trò "Tó mắc lẹ".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục