Hội văn học - nghệ thuật tỉnh Yên Bái: Tổ chức trại sáng tác văn học - nghệ thuật 2008

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Được sự giúp đỡ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái đã tổ chức Trại sáng tác văn học, nghệ thuật năm 2008 tại Nhà sáng tác Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Tham gia Trại sáng tác có 15 hội viên thuộc các bộ môn: Văn học, Âm nhạc, Tạo hình và Nhiếp ảnh.

Các hội viên Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái bên gốc cây cổ thụ hoá thạch 1 triệu năm tại tỉnh Gia Lai.
Các hội viên Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái bên gốc cây cổ thụ hoá thạch 1 triệu năm tại tỉnh Gia Lai.

Qua thời gian dự Trại, các tác giả đã hoàn thiện và sáng tác mới 6 tập văn xuôi, 4 tập thơ, 1 tập lý luận phê bình, 1 tập ca khúc cùng 3 bộ ảnh nghệ thuật. Nội dung các tác phẩm nghệ thuật đều tập trung phản ánh cuộc sống và con người Yên Bái trong thời kỳ đổi mới.

Ngoài ra, các tác giả còn tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật với hội viên của một số hội văn học nghệ thuật địa phương; đi thực tế tại Tây Nguyên, nơi có những người con của Yên Bái tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thế Quynh

Các tin khác
Nghi lễ rước thần của dân tộc Tày – Bắc Hà.

Cùng với những cảnh sắc được thiên nhiên ban tặng, như các dãy núi hùng vĩ, sông, suối và hang động, vùng đất Bắc Hà(Lào Cai) còn là nơi hội tụ các sắc màu văn hoá dân tộc truyền thống, những đặc sản riêng của miền Tây Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt níu giữ chân khách thập phương.

Ngày 28.5, Công ty FAHASA mở đợt phát hành sách và hoạt động phục vụ hè toàn quốc năm 2008 với chương trình triển lãm 10.000 tựa sách thiếu nhi gồm hơn 30.000 bản của các NXB, nhà cung cấp nổi tiếng trong và ngoài nước như: Kim Đồng, Trẻ, Thanh Niên, Giáo dục, Văn hóa Sài Gòn, Macmillan, Hachette, Bắc Kinh, Thượng Hải, tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng.

Cô dâu chú rể Mông.

YBĐT - Mỗi dân tộc ở Yên Bái đều có các thể loại dân ca đậm sắc thái tộc người. Nếu dân tộc Thái có "Xống chụ xôn xao" (Tiễn dặn người yêu), dân tộc Tày có "Khảm hải" (Vượt biển) thì dân tộc Mông có "Gầu va nhéng" (Tiếng hát làm dâu), một khúc ca bi tráng nói về thân phận làm vợ nhà người dưới thời phong kiến. "Gầu va nhéng", nghĩa phổ thông là "Tiếng hát làm dâu". Đây là một trong 5 thể loại thuộc "Hu gầu" mà người Mông thường gọi là "Tiếng hát Mông".

Nhà trai đến nhà gái để đón dâu - một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Cơtu Quảng Nam - 2005.

Tục ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơtu nên vợ nên chồng để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian của một cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn bao la và rộng lớn này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục