Vì sao người Êđê nhìn cầu thang là nhớ về mẹ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 7/6/2008 | 12:00:00 AM

Chạm đôi vú trên chiếc cầu thang để ai đi đâu về leo lên nhà nhìn thấy cũng nhớ tới người mẹ thân yêu của mình, người đã tạo ra xương thịt và chăm chút nuôi dưỡng mình…

(VOV)_Cái nhà dài của đồng bào dân tộc Ỵđê vững chắc bởi có cột, kèo làm bằng gỗ tốt và quý hiếm. Mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ là nhờ nhà được lợp dày, một lớp mè, một lớp tranh rất chắc chắn, bền lâu, có khi 8 - 10 năm mới lợp lại. Trong nhà có ba cái bếp để sinh hoạt: bếp dùng cho gia đình; bếp ở gian giữa dùng để tiếp khách, bếp ở gian ngoài cùng dành cho con, cháu tiếp đãi bạn bè. Trong nhà còn có một tấm ván gỗ tốt dài 5-8m, bề ngang khoảng 0,5m, đặt dọc theo nhà sàn để ngồi đánh cồng chiêng khi nhà có việc lễ trọng như: mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lễ cưới xin, lễ thổi tai, đặt tên cho con cháu mới chào đời. Và nếu không nhắc đến chiếc cầu thang lên nhà là đã làm mất đi nét đẹp, độc đáo của nhà sàn. Chiếc cầu thang cũng làm bằng gỗ quý để chịu mưa nắng, cao thấp tuỳ theo từng nhà. Trung bình cầu thang có 5 bậc, cao hơn thì từ 7-9 bậc, chiều ngang rộng khoảng 0,4m. Đồng bào dân tộc thiểu số theo phong tục mẫu hệ nên chiếc cầu thang ở phần trên cùng có chạm khắc đôi vú của người phụ nữ.

Ông Ma Hlin ở buôn Ma Giá, xã Suối Trai, huyện Sơn Hoà, cho biết: “Chạm đôi vú trên chiếc cầu thang để ai đi đâu về leo lên nhà nhìn thấy cũng nhớ tới người mẹ thân yêu của mình, người đã tạo ra xương thịt và chăm chút nuôi dưỡng mình được mạnh đôi vai, vững đôi chân để băng rừng lội suối, phóng lao diệt trừ ác thú bảo vệ buôn làng”.

Chiếc cầu thang là phương tiện để lên xuống nhà sàn nhưng lại mang ý nghĩa cao cả về đạo hiếu, nhắc nhở con người luôn nhớ về người mẹ và nó còn là nét văn hoá đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

(Theo VOV)

Các tin khác

Đến thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 4 tác phẩm – gồm Bức tranh Bắc – Trung – Nam, Sắp đặt truyện Kiều trên đá cuội, Huyền thoại sông Hương và Sân khấu dành cho đêm bế mạc Festival Huế 2008 – được đề cử xác lập kỷ lục Việt Nam.

YBĐT - Đã có từ xa xưa trong những đêm "văn hóa tâm linh" của người Tày trong vùng Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), Hà Giang, Tuyên Quang, cả một đêm "nấn ná" của ông thầy Pựt cùng mũ áo, chùm nhạc trong vai "quan say" đưa lễ vật dâng lên lễ tổ trong những đêm đẹp trời của mùa xuân để cầu phúc, cầu may hay làm vía, làm mụ (hắt khoăn, hắt mụ), có đoạn hay nhất của cả một đêm hát là đoạn Khảm Hải (vượt biển). Đoạn này kéo dài hai tiếng đồng hồ vào lúc đêm đã khuya, gà cất tiếng gáy báo một ngày mới.

YBĐT - Trong tâm lý của cộng đồng người Việt trước đây, đều có chung một mong muốn cho con cái sau khi dựng vợ gả chồng là phải sinh được "con đàn cháu đống". Vì vậy, hầu như mỗi dân tộc đều có nghi lễ cầu tự theo cách riêng của mình. Họ có thể tiến hành nghi lễ này khi con cái đến tuổi trưởng thành; tiến hành trong lễ cưới hỏi hoặc khi đã cưới rồi mà bị hiếm muộn con...

Đoàn ngự đạo xuất cung trong lễ tế Nam Giao

Ngày 4-6, lễ tế Nam Giao được tỉnh Thừa Thiên - Huế phục dựng bài bản và trang nghiêm dựa trên một phần nguyên bản lễ tế Giao đầu triều nhà Nguyễn ngày xưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục