Nơi khởi nguồn bài hát “Hành quân xa”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) có đèo Lũng Lô, một địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.

Thung lũng mây.
(Ảnh: Thanh Miền)
Thung lũng mây. (Ảnh: Thanh Miền)

Toàn xã có diện tích tự nhiên 9.346 ha, gồm 7 dân tộc cùng chung sống. Phía đông có đường sang Thu Cúc, huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), về phía Tây 7km là trục đường quốc lộ 37A nối Yên Bái - Nghĩa Lộ, về phía nam 5km vượt đèo Lũng Lô sang Phù Yên, Sơn La, về phía bắc không đầy 2km là núi Tè có tốc độ cao trung bình trên 1.300m so với mực nước biển, như một lá chắn hình cánh cung, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Thượng Bằng La có vị trí quan trọng, án ngữ hai con đường huyết mạch là quốc lộ 13A (nay là đường 37A) đi vào Tây Bắc và quốc lộ 32 chạy qua phía đông xã, xuôi 160km là đến thủ đô Hà Nội.

Là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào vùng Tây Bắc, trong kháng chiến chống Pháp, nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, dân công hoả tuyến theo quốc lộ 37A tiến vào giải phóng Tây Bắc, làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Trong khí thế hào hùng ấy, năm 1953, nhạc sĩ Đỗ Nhuận (mới 31 tuổi), cùng Đại đội súng cối 267 thuộc Sư đoàn 308 hành quân từ Đại Từ vượt đèo Khế, trên đầu máy bay "bà già" quần đảo, tới Thượng Bằng La (Yên Bái), Đại đội được lệnh dừng chân. Cán bộ cấp trên phổ biến nhiệm vụ cho đơn vị là tham gia "Chiến dịch Trần Đình". Trần Đình là địa danh nào trên bản đồ Tổ quốc? Không ai biết. Có anh đoán già, đoán non: "Có lẽ ta hành quân nghi binh, qua Nghĩa Lộ rồi lại quặt về đồng bằng", nhiều ý kiến đồng tình, nhiều ý kiến dự đoán khác, sôi nổi hẳn lên. Bỗng trong đoàn hành quân có một chiến sĩ cất giọng nói to: "Thôi, dẹp thắc mắc nhé! Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi". Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đứng phắt dậy, câu nói ấy như một tia chớp lóe qua đầu ông và ông cẩn thận ghi nguyên câu nói của người chiến sĩ ấy vào sổ tay. Đơn vị lại hành quân tiếp và bài hát được ra đời trong đầu nhạc sĩ ngay trong những bước hành quân lên Tây Bắc đẫm sương ấy... "Bài hát nhanh chóng được phổ biến, trở thành nguồn động viên tinh thần của bộ đội" (theo Nguyễn Hoàng Nhật - Báo Nhân dân - xuân Kỷ Sửu 2009).

"Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi", bài hát thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí quyết thắng của lớp lớp "Anh bộ đội Cụ Hồ" vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ xông ra tiền tuyến diệt quân thù, làm nên thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và ngày nay tinh thần ấy vẫn còn tươi mới, theo bước chân các chiến sĩ bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Từ mảnh đất cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã ghi dấu ấn đầu tiên để thành bài hát "Hành quân xa" ấy, trong hai cuộc kháng chiến đã động viên 532 thanh niên các dân tộc lên đường chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã có 131 liệt sĩ, 55 thương, bệnh binh cống hiến, hy sinh xương máu của mình cho ngày tự do, độc lập, thống nhất Tổ quốc và cũng chính mảnh đất ấy năm 1959, Trung đoàn 85 bộ đội chủ lực đã làm lễ hạ sao chuyển sang nhiệm vụ, làm kinh tế.

Nhân dân các dân tộc Thượng Bằng La tạo điều kiện giúp đỡ "Bộ đội Cụ Hồ” trong những tháng năm đầu tiên xây dựng Nông trường Chè Trần Phú; năm 1973 - 1974 tiếp nhận 254 hộ (1.568 khẩu) đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới, càng tô thắm tình quân dân, tình đoàn kết giữa đồng bào miền ngược miền xuôi. Với những cống hiến, hy sinh ấy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thượng Bằng La được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 750 huân, huy chương các loại, trên 2000 bằng khen, giấy khen, 64 huân, huy chương của nước bạn Lào trao tặng. Ngày 28/4/2000, Đảng bộ và nhân dân xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (theo Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Bằng La).

Vẫn còn không ít khó khăn của xã miền núi, vùng cao, phát huy truyền thống cách mạng và khí thế, tinh thần bài hát "Hành quân xa" mà nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Thượng Bằng La càng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hoàng Văn Công

Các tin khác

YBĐT - Lúc tôi chia tay thành phố để đi học xa thì sông Hồng như vừa mới ngủ dậy, còn ngái ngủ với dòng nước lững thững trôi và màn sương trắng mỏng nhẹ khẽ khoác hờ như chiếc khăn san trên vai một cô gái đang làm điệu.

Tác giả: Hoàng Việt Quân

Những người lính Pháp cuối cùng qua cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội năm 1954.

Trận Điện Biên Phủ (ĐBP) là trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đồng thời là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 -1954 của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục