Văn học nghệ thuật Yên Bái - 30 năm xây dựng và phát triển

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/6/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là những thành tích đạt được trong 5 năm từ 2004 đến 2008: được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được đón nhận cờ thi đua và bằng khen nhiều năm của UBND tỉnh, Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba nhân dịp 30 năm thành lập Hội.

Trại sáng tác VHNT Yên Bái tại Vũng Tàu.
Trại sáng tác VHNT Yên Bái tại Vũng Tàu.

Ngày 12.6.1979, Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn ra Quyết nghị số 685/QN-TU thành lập Hội Văn học Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn - tiền thân của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Yên Bái ngày nay. Ba mươi năm qua là chặng đường có nhiều thử thách và trải nghiệm: tổ chức Hội khi sát nhập, lúc tái lập; nhân sự cơ quan thường trực lúc gần 20 biên chế, lúc chỉ dăm bảy người; ấn phẩm văn học nghệ thuật xuất bản khi tạp chí, lúc báo không định kỳ; trụ sở Hội khi độc lập, lúc chung cư… Chỉ tính 9 năm đầu thành lập đã thay 4 thế hệ lãnh đạo chủ chốt với ban chấp hành chỉ định lâm thời không qua đại hội, đủ thấy những khó khăn của thủa ban đầu, “vạn sự khởi đầu nan”...

Vậy mà thơ, truyện, ký, nhạc, múa, ảnh, tranh nghệ thuật, kịch bản sân khấu… vẫn cứ xuất hiện. Văn nghệ sỹ vẫn đến mọi vùng miền, lên tận biên giới phục vụ đồng bào, chiến sỹ. Những tác phẩm một thời vẫn đủ sức lan toả, lay động lòng người đến tận hôm nay, tỏ rõ tấm lòng văn nghệ sỹ luôn hướng về lý tưởng cao cả của Đảng, của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn về vật chất, hoàn cảnh để sáng tạo không ngừng. 21 năm kể từ Đại hội đầu tiên (tháng 5/1988); 18 năm kể từ khi tái lập tỉnh, Hội VHNT Yên Bái đã qua 4 kỳ đại hội (lần thứ 2, tháng 5/1995; lần thứ 3, tháng 6/2000; lần thứ 4, tháng 7/2005), là thời kỳ ổn định nhất về lãnh đạo chủ chốt của Hội.

Tổ chức Hội được củng cố và ngày càng phát triển. Điều lệ Hội do Đại hội thông qua được UBND tỉnh phê duyệt là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động Hội. Biên chế cơ quan thường trực được tăng từ 7 lên 10 người, tổ chức thành 2 bộ phận là Văn phòng Hội và Ban biên tập Tạp chí Văn nghệ Yên Bái, đủ điều kiện cho hoạt động tập hợp hội viên và xuất bản báo chí.

Các ban chuyên môn của Hội như: Ban Văn xuôi, Ban Thơ, Ban Mỹ thuật- nhiếp ảnh, Ban Âm nhạc và Biểu diễn, Ban Công tác hội viên, Ban Sáng tác…được củng cố, thành lập mới phù hợp với sự phát triển. Các chi hội chuyên ngành Trung ương đã tự nguyện gia nhập là thành viên trong tổ chức hội liên hiệp, phát triển thành các chi hội chuyên ngành địa phương (có sự tham gia của hội viên tỉnh) là cơ sở vững chắc tổ chức các hoạt động sáng tác, công bố tác phẩm.

Lấy xuất bản làm động lực thúc đẩy sáng tạo; tích cực phát hiện, bồi dưỡng nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để phát triển hội viên mới, nhất là hội viên trẻ, hội viên là người dân tộc thiểu số, đến nay hội đã có 116 hội viên thuộc đủ 9 chuyên ngành: Văn học, mỹ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc, múa, văn nghệ dân gian, kiến trúc, gấp hơn hai lần so với số hội viên khi tái lập tỉnh Yên Bái.

Toàn hội hiện có 63 hội viên các hội chuyên ngành Trung ương. Các hội viên chuyên ngành đều đã phát huy được vai trò nòng cốt trong hoạt động Văn học nghệ thuật (VHNT) địa phương. Nhiều hội viên bằng lao động sáng tạo của mình đã khẳng định được vị trí trên văn đàn và các ngành nghệ thuật.

Những người đã sống trọn vẹn với sự nghiệp VHNT, đóng góp những viên gạch quý báu xây dựng nền móng của Hội, đó là các tác giả Doãn Thanh, Hoàng Hạc, Xuân Nguyên, Huyền Sâm, Bùi Hồng Sính, Nguyễn Tất Đợi, Hoàng Hữu Sang, Lê Anh Quốc, Minh Khương, Thanh Bình, Ngọc Quang, Lê Năng, Đặng Văn Cẩn, Phan Kế Dũng… Dù người đã mất, nhưng những tác phẩm còn, tình nghĩa còn, đó là điều tâm thành lưu dấu.

Suốt chiều dài 30 năm xây dựng và phát triển Hội, công tác xuất bản, công bố tác phẩm VHNT luôn được chú trọng. Tạp chí Văn nghệ từ chỗ xuất bản không định kỳ tiến tới 3 tháng/kỳ khi có giấy phép hoạt động báo chí. Năm 1996 tăng lên 2 tháng/kỳ và từ năm 2006 đến nay là 1 tháng/kỳ, với số trang không đổi (từ 80 đến 100 trang, khổ giấy 16 x 24). Nội dung ngày càng phong phú với các chuyên mục, chuyên đề, chuyên trang, các thể loại VHNT, bám sát thời sự chính trị nhưng không xa rời tôn chỉ mục đích, không có sai sót về nội dung. Tạp chí được phát hành tới 63 tỉnh, thành, các cấp, các ngành, các bưu điện văn hoá xã trong tỉnh và toàn thể hội viên.

Việc xuất bản Tạp chí Văn nghệ Yên Bái thường xuyên, tạo điều kiện cho hội viên công bố tác phẩm mới, là nơi những cây bút cộng tác viên gửi gắm những sáng tác đầu tay, những hội viên tương lai có cơ hội thử nghiệm ngòi bút, tay máy của mình để tạp chí luôn mới, tổ chức Hội phát triển.

Ngoài các kỷ yếu xuất bản theo kỳ đại hội, Hội còn tổ chức xuất bản được hàng chục đầu sách các loại, như các tuyển tập thơ, truyện, ký, văn nghệ dân gian, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc cho tập thể và hội viên; tổ chức 7 triển lãm mỹ thuật địa phương, nhiều cuộc trưng bày ảnh nghệ thuật ở tỉnh cũng như liên hoan ảnh nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật khu vực, tạo điều kiện cho hội viên có môi trường công bố tác phẩm, giao lưu với văn nghệ sỹ khu vực và cả nước.

Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ sáng tạo VHNT của Chính phủ, Hội đã xét cấp cho gần 200 lượt hội viên số tiền hơn 400 triệu đồng để hoàn thiện tác phẩm. Tổ chức mỗi năm từ 2 đến 3 trại sáng tác, trong đó có 1 trại ở ngoài tỉnh; nhiều đợt đi thực tế cho tập thể hoặc nhóm tác giả đến các vùng miền trong tỉnh và một số tỉnh bạn, tạo điều kiện cho hàng trăm lượt hội viên nắm bắt được tình hình cơ sở, hoàn thành sáng tạo tác phẩm VHNT.

Kết hợp huy động nguồn lực cá nhân các hội viên, đã xuất bản, công bố hơn 150 đầu sách, hàng trăm tranh, ảnh nghệ thuật, hàng trăm ca khúc mới… Có người đến nay đã tự in tới 23 đầu sách các loại. Nhiều tác giả tham gia các cuộc trưng bày triển lãm, dự thi các giải VHNT của tỉnh, khu vực, các ngành và quốc gia, đem về hàng trăm giải thưởng từ khuyến khích đến giải nhất, từ bằng khen tới huy chương bạc, huy chương vàng. Nhiều tác phẩm của văn nghệ sỹ Yên Bái đã được lưu giữ tại thư viện, bảo tàng quốc gia; trở thành tiết mục của các đoàn nghệ thuật, thành tác phẩm “nằm lòng” của khán giả, độc giả trong tỉnh và cả nước.

30 năm qua là quãng thời gian văn nghệ sỹ Yên Bái luôn được sự quan tâm từ vật chất đến đời sống tinh thần của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các ban ngành, đoàn thể, các địa phương và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Dù tổ chức ban đầu có nhiều biến động, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng các hoạt động Hội và cơ quan thường trực vẫn được chăm lo.

Tạp chí Văn nghệ Yên Bái được đảm bảo nguồn kinh phí xuất bản và nhuận bút tác giả, đến nay đã được áp dụng từng phần theo Nghị định 61 của Chính phủ. Giải thưởng VHNT hàng năm được mở ra từ năm 1994, ngày càng hoàn thiện về cơ cấu và giá trị giải, đã được ghi nhận trao cho hàng trăm tác phẩm có giá trị của văn nghệ sỹ Yên Bái. Sắp tới, giải thưởng VHNT Yên Bái chính thức 5 năm xét tặng một lần do UBND tỉnh ban hành sẽ được tổ chức xét tặng lần thứ nhất với quy trình, giá trị xứng đáng, càng khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh tới hoạt động VHNT và văn nghệ sỹ địa phương.

30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là những thành tích đạt được trong 5 năm từ 2004 đến 2008: được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được đón nhận cờ thi đua và bằng khen nhiều năm của UBND tỉnh, Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba nhân dịp 30 năm thành lập Hội. 30 năm tuổi đang là thời sung mãn nhất. Trong sự bao dung, chăm sóc của lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành, hy vọng thời gian tới sẽ là thời kỳ thực sự phát triển, đổi mới của VHNT tỉnh nhà.

Dương Soái - Chủ tịch Hội VHNT Yên Bái

Các tin khác

Ngày 10-6, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin - Truyền thông và thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Không thu hút được sự quan tâm chú ý nhiều bằng danh hiệu người phụ nữ có bộ ngực tự nhiên đẹp nhất thế giới, nhưng danh hiệu bộ ngực “tệ hại nhất” của sao cũng nhận được không ít ý kiến đánh giá, bình bầu của giới chuyên môn cũng như các fan hâm mộ.

HHTG 2008 Ksenia Sukhinova thăm cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Nha Trang.

Tối 8-6, trong buổi Gala dinner (tại khách sạn Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang) chiêu đãi các Hoa hậu thế giới đến Nha Trang tham dự Festival biển 2009, bà Julia Morley-Chủ tịch tổ chức Hoa hậu thế giới và ông Hoàng Kiều-Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ công ty RAAS-Hoa Kỳ (doanh nghiệp đăng cai tổ chức) cho biết: vòng chung kết cuộc thi HHTG 2010 sẽ diễn ra tại TP Nha Trang.

Vua đi cày trong lễ hội Tịch Điền -
vừa được phục dựng đầu năm 2009.

Theo văn bản số 1738/BVHTTDL-VHDT, ngày 4-6, về việc hướng dẫn phục dựng, bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu dân tộc thiểu số năm 2009, có 11 lễ hội truyền thống sẽ được phục dựng trong năm 2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục