Tư liệu chưa từng có về Huế

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/6/2009 | 12:00:00 AM

Cuốn sách đồ sộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân do NXB Trẻ ấn hành, dày 960 trang, khổ 16cm x 24cm, bìa cứng, được minh họa với hơn 700 ảnh, sơ đồ, bản đồ, tư liệu gốc.

Tựa đề là 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế nhưng nhiều đề tài liên quan đến Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, qua Ngũ Quảng vô đến Bình Định, Phú Yên, lục tỉnh Nam Bộ, được sắp xếp trong các mục địa lý, địa danh, lịch sử sự kiện, Triều Nguyễn xưa, văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật, danh nhân.

Các vấn đề được giải đáp từ những sự kiện quốc gia đại sự đến những việc nhỏ trong các gia đình, địa phương có liên quan đến lịch sử văn hóa triều Nguyễn - Huế, không những chuyện xưa năm bảy trăm năm mà có cả những chuyện nay đang diễn ra và sẽ còn tiếp nối dài dài.

Cuốn sách tiếp tục cụ thể hóa những giá trị làm nên Trung tâm Văn hóa Huế. Hoàn thành công trình nầy, tác giả đã sử dụng một kho tư liệu thành văn Việt, Hán, Pháp, tư liệu điền dã trong nhiều năm, trên nhiều vùng đất nước.

Độc đáo nhất là những tư liệu thành văn và tư liệu sống mà tác giả đã sưu tập được sau năm lần đi Pháp và đi Mỹ.

Những tư liệu đầu tay đặc biệt quý hiếm như bản sao Quyết định của Bộ Thuộc địa Pháp mang số 7312/102, ký ngày 3/12/1945, trả Hoàng tử Vĩnh San về lại Réunion, Thư của Hiệu trưởng Trường Quốc Học Chouquet gởi cho Khâm sứ Pháp viết sơ lược nhân thân Nguyễn Sinh Côn đề ngày 7/8/1908 (tư liệu thành văn đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau nầy).

Bên cạnh những tư liệu quý có rất nhiều ảnh lịch sử quý hiếm. Nếu sách có thêm phần phụ bản lịch sử biên niên 700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế và một bản tra cứu sắp theo vần ABC nữa thì sáng giá vô cùng.

(Theo TPO)

Các tin khác
Nậm Tốc Tát ở xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn có khoảng 26 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể. Thực tế do nhiều lý do khác nhau mà hầu hết các di tích, danh thắng này chưa được nghiên cứu, khảo sát một cách bài bản, khoa học để đề nghị chính quyền địa phương và Trung ương xem xét, ra quyết định công nhận.

Trình diễn áo dài tại Festival Huế.

Đại hội lần thứ nhất, Hội Áo dài Việt Nam vừa qua ở Huế, đã bầu bà Tôn Nữ Thị Ninh, trưởng ban vận động thành lập, làm chủ tịch hội.

Một triển lãm mỹ thuật đã được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội VHNT Yên Bái.

YBĐT - Nói một cách chân thực nhất thì mỹ thuật Yên Bái rất phát triển bởi cả tỉnh có tới 6 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, phải kể đến những cái tên như họa sĩ Quách Hùng, Trần Quang Minh, Nguyễn Đình Thi, Đào Thị Sinh, Đặng Quang Thắng, Trương Tiến Lợi.

Thiếu nữ Thái với áo “cỏm”.

YBĐT - Ai đã từng một lần lên xứ Thái Tây Bắc, đều không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh trời mây non nước nên thơ và hùng vĩ, đậm chất hoang sơ, huyền thoại và lịch sử, đặc biệt là nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng rồi vẫn không khỏi băn khoăn: Sao những tinh hoa văn hóa tuyệt vời đến nhường kia cứ ngày một bị pha trộn, thậm chí bị lãng quên và có khi biến chất ?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục