Tạp chí Văn nghệ Yên Bái:

Ngày càng gần với hiện thực cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/6/2010 | 10:37:32 AM

YBĐT - Trong số ba cơ quan báo chí của tỉnh, hiện tại chỉ Tạp chí Văn nghệ Yên Bái là cơ quan báo chí không có phóng viên. Toàn bộ Ban biên tập là biên tập viên phụ trách các mảng: thơ, văn, nhạc, họa, ảnh, văn nghệ dân gian…, kiêm nhiệm làm Thư ký toà soạn, Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Tạp chí. Nhiệm vụ phóng viên chỉ là phân công theo từng thời điểm, đề tài, phản ánh cụ thể nội dung do số tạp chí đặt ra. Cũng vì vậy, một biên tập viên – phóng viên văn nghệ, hiếm khi người ta bắt gặp tác giả có quá hai bài viết trong một kỳ xuất bản.

Lý do cũng thật đơn giản vì thời sự của tạp chí là thời sự nhân văn, đối tượng phản ánh là con người trong sự kiện chứ không nặng về con số giá trị, tỷ lệ phần trăm… Con người ấy nhiều khi được tác giả khai thác từ quá khứ đến hiện tại để bạn đọc bắt gặp một tính cách được yêu, được ghét rõ ràng, trở thành nhân vật bị lên án, hoặc một tấm gương để học tập, làm theo.

 

Nhưng dù có say mê sự kiện đến mấy thì mỗi số tạp chí cũng không quá 40% trang in dành cho thời sự. Việc tìm kiếm, phát hiện ra tác phẩm có giá trị, tác giả còn ẩn khuất giữa ngổn ngang bản thảo là công việc tâm huyết cả đời của những người làm biên tập báo Văn. Việc duy trì chất lượng tạp chí càng đòi hỏi người biên tập phải ngang tầm, nếu chưa nói là phải cao hơn tác giả trung tầm một chút.

 

5 năm qua (2005 – 2010), có thể được xem là bước chuyển đổi mạnh của Tạp chí Văn nghệ Yên Bái. Nếu như 15 năm (từ 1990 đến 2005) xuất bản 75 số tạp chí thì chỉ 5 năm (từ tháng 7-2005 đến tháng 6-2010), Tạp chí Văn nghệ Yên Bái đã xuất bản 57 số; công bố hơn 4000 tác phẩm văn học nghệ thuật, tăng 1,9 lần so với cùng kỳ (2000 - 2005); số chuyên  mục từ 8 lên 12; chế độ nhuận bút được áp dụng chi trả các tác phẩm tăng từ 1,8 đến 2,5 lần năm 2005. Tuy vậy, là tạp chí văn nghệ nên việc nâng cao thu nhập bằng sáng tác là điều không tưởng, ngay cả với các cây bút chuyên nghiệp. Không ai dám đặt ra kế hoạch tháng này sẽ viết được bấy nhiêu bài. Và bài viết được in rồi thì nhuận bút cũng chỉ để xác lập bản quyền chứ đâu được coi đó là nguồn thu. Tạp chí Văn nghệ Yên Bái, tháng ra một số, không thể lúc nào cũng in bài của mình, vậy mà vẫn luôn lo chất lượng bài, lo thiếu bài, tranh, ảnh đưa in. Rồi đánh máy, chế bản tại Tòa soạn. Việc sửa lỗi, đánh máy được kiểm tra vài vòng mà có khi lỗi vẫn còn. Chỉ nặng nhẹ về quyền lợi một chút là mất lòng bạn đọc ngày càng tinh tế, sắc sảo.

 

Thế nên làm báo Văn lấy nghĩa tình làm trọng. Phát hiện được tác giả mới như bắt được vàng! Thư đi, bài viết gửi lại, quen giọng văn, quen bố cục ảnh rồi mới tìm cách gặp bằng được nhau. Tiền nhuận bút nhiều khi không đủ đi quán xá, thì đưa nhau về Hội dưa muối khề khà. 5 năm qua, từ chỗ chỉ có hơn 80 hội viên, nay con số hội viên đã là 124. Đó là chưa kể Hội Kiến trúc sư Việt Nam tỉnh Yên Bái, 37 hội viên tình nguyện ra nhập là hội viên tập thể của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Từ chỗ chỉ có một Chi hội chuyên ngành tham gia trong tổ chức Hội, nay đã là 7 hội, chi hội chuyên ngành, có 91 hội viên các hội chuyên ngành Trung ương sinh hoạt cùng hội viên văn học nghệ thuật tỉnh. Chi hội Nhà báo Tạp chí Văn nghệ Yên Bái cũng tụ hội 16 hội viên văn hóa nghệ thuật là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đã nghỉ chế độ trở lại sinh hoạt tham gia viết bài cho Tạp chí ngày càng gần với hiện thực cuộc sống hơn.

 

Dương Soái

Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Yên Bái

Các tin khác

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19-5-1890 – 19-5-2010) và 85 năm Ngày Báo chí cách mạng (21-6-1925 – 21-6-2010), chương trình giao lưu nghệ thuật “Theo Bác lòng ta trong sáng hơn” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Báo chí - Xuất bản tổ chức đã diễn ra tối 19-6, tại Hà Nội.

YBĐT - Thời gian qua, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã tổ chức triển lãm bộ ảnh chuyên đề “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” với gần 150 tài liệu, hình ảnh tuyên truyền về công lao to lớn của Bác trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo của một đảng chân chính của giai cấp công nhân toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, những thành quả cách mạng mà Đảng đã mang lại cho nhân dân Việt Nam qua 80 năm xây dựng và trưởng thành... bằng hình thức tuyên truyền lưu động tại các xã, phường trên địa bàn.

Họa sĩ Văn Đắc.

Mất đến 40 năm để họa sĩ Văn Đắc khám phá, tìm tòi, thử nghiệm trước khi giới thiệu tranh bẹ chuối với công chúng trong triển lãm khai mạc ngày 16-6 tại TP Đồng Hới, Quảng Bình.

Hai trong nhiều tác phẩm được triễn lãm

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam, sáng nay, 16-6, triển lãm “Báo chí Việt Nam (1865-1954)– Quá trình hình thành và phát triển” do Diễn đàn Sachxua.net, Thư viện Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã khai mạc tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục