3/9 sẽ là Ngày Âm nhạc Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/8/2010 | 8:41:23 AM

Sáng 27/8, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về Ngày Âm nhạc Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 3/9 hàng năm.

Bức ảnh lịch sử
Bức ảnh lịch sử "Bác bắt nhịp Bài ca kết đoàn" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long.

Ý tưởng tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam được bắt nguồn từ bức ảnh Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo (Hà Nội) năm 1960 của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long. Hội Nhạc sĩ Việt Nam mong muốn Ngày Âm nhạc Việt Nam trở thành ngày hội tôn vinh nền âm nhạc, động viên các văn nghệ sĩ phát huy các giá trị truyền thống và cách mạng của âm nhạc Việt Nam, cho ra đời nhiều tác phẩm hay, nhiều hoạt động âm nhạc có ý nghĩa, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, giáo dục thế hệ trẻ, cổ vũ, động viên toàn dân đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tại cuộc họp báo, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước, gồm: Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ và Hậu Giang với các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc của từng địa phương.

Tại Hà Nội, Ngày Âm nhạc Việt Nam sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 2-5/9, với các hoạt động được tổ chức chủ yếu ở ngoài trời như sân khấu 16 Lê Thái Tổ, vườn hoa Lý Thái Tổ, Nhà kèn, Phố đi bộ chợ Đồng Xuân… để mọi người dân đều có thể tham gia.

Lễ khai mạc Ngày Âm nhạc Việt Nam được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào lúc 14h ngày 3/9 với sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Dân tộc (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Dàn hợp xướng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương sẽ trình diễn các tác phẩm kinh điển của âm nhạc Việt Nam: Hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc (tác giả Hồ Bắc), Việt Nam quê hương tôi (tác giả Đỗ Nhuận); Giao hưởng Người về đem tới ngày vui (tác giả Trọng Bằng); Đường chúng ta đi (tác giả Huy Du), Người Hà Nội (tác giả Nguyễn Đình Thi), Tình ca (tác giả Hoàng Việt), Vinh quang hồn dân tộc (tác giả Đỗ Hồng Quân-Phạm Xuân Đương)…

(Theo VOV)

Các tin khác

Ngày 26-8, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận tài liệu, hiện vật do các tổ chức và cá nhân trao tặng trong năm 2009 và 2010.

Hình ảnh trong 1 vở kịch của Nhà hát múa rồi Thăng Long.

Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4/9 đến ngày 9/9 với sự tham gia của 13 nước với 17 đoàn nghệ thuật múa rối, trong đó có 12 đoàn quốc tế và 5 đoàn của Việt Nam.

Đạo diễn Francis Ford Coppola - cha đẻ của tác phẩm điện ảnh kinh điển Bố giả

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vừa công bố đạo diễn người Mỹ Francis Ford Coppola sẽ đưa vào “bộ sưu tập” tượng vàng Oscar của mình với Giải tưởng niệm Irving Thalberg (Irving Thalberg Memorial Award - giải thưởng lấy tên của nhà sản xuất phim huyền thoại Irving Thalberg) tại Oscar 2011.

Dịch giả Jean Claude Garcias: “Tôi nghĩ rằng, vẫn còn những điều huyền bí bên trong con người và cuộc đời của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm mà chúng ta vẫn chưa khám phá hết”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục