Bộ sách kinh khổng lồ bằng đá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/9/2010 | 2:35:05 PM

Chùa Pháp Hoa (phường 4, quận Phú Nhuận - TPHCM) vừa hoàn tất bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa với hơn 71.000 chữ quốc ngữ được khắc trên 10 phiến đá granit đen khổ lớn của Ấn ĐộToàn bộ cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa được thiết kế đứng trên những cánh sen mềm mại được ghép từ 12 tấm đá trắng vân mây của Thanh Hóa. Phía trước bộ kinh là cụm sen được khắc từ tảng đá vân hồng của Hà

Sách kinh khổng lồ bằng đá tại chùa Pháp Hoa.
Sách kinh khổng lồ bằng đá tại chùa Pháp Hoa.

Theo hòa thượng Thích Như Niệm - trụ trì chùa Pháp Hoa: “Thực hiện công trình điêu khắc kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên đá, chúng tôi muốn thực hiện lời huấn dạy của hòa thượng bổn sư khai sơn của chúng tôi rằng: Tất cả mọi người đều có thể biến không thành có, giác ngộ và đi đến đời sống an lạc, tìm sự giải thoát như tinh thần kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã dạy. Công trình này cũng giúp phật tử tiếp cận dễ dàng hơn với kho tàng kinh tạng của Đức Phật”.
 
Công trình được thực hiện bởi các nghệ nhân, thợ điêu khắc của Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây và Đà Nẵng trong 5 tháng.
 
Đây là bộ sách kinh được thực hiện bằng đá lớn nhất ở Việt Nam. Công trình mang đậm nét văn hóa này góp phần chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của phật tử và chư tăng chùa Pháp Hoa.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Chung kết Sao Mai điểm hẹn 2009

Ban tổ chức cuộc thi vừa chính thức công bố, Vòng chung kết Sao Mai điểm hẹn 2010 (SMĐH 2010) sẽ có 16 gương mặt ca sỹ trẻ, trong đó có 3 thí sinh đặc cách vì đoạt giải Nhất, Nhì Sao Mai nhạc nhẹ 2009 là Hà Hoài Thu, Lê Thị Mỹ Như và Lương Viết Quang.

Thiết kế tòa nhà gần gũi với thiên nhiên.

Sáng 23/9, UBND thành phố Hà Nội đã công bố quyết định lựa chọn phương án thiết kế của nhà tư vấn Renzo Piano (Italia) để xây dựng nhà hát Thăng Long, có sức chứa hơn 3.000 chỗ.

Mộc bản khắc ghi sự kiện vua Minh Mạng đặt tên Hà Nội.

Bản khắc ghi rõ: Năm Minh Mạng thứ 12 (tức 1831), phủ Hoài Đức thuộc Bắc Thành trước đây, hợp với trấn Sơn Nam, đổi và đặt tên là tỉnh Hà Nội.

Đại Phật tượng tọa lạc trên núi Phật Tích, dưới chân núi là Chùa Phật Tích.

Cùng với lễ khai quang Đại phật tượng trên núi Phật Tích, vào ngày 25 - 26/9 tới, Đại diện UBND tỉnh Bắc Ninh cùng các cơ quan ban ngành sẽ tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đối với công trình chùa Phật Tích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục