5 tác phẩm đoạt giải A Báo chí quốc gia lần thứ VII
- Cập nhật: Thứ hai, 3/6/2013 | 7:47:18 AM
Sau 2 ngày làm việc công tâm và trách nhiệm cao, chiều 2-6, Hội đồng chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ VII (năm 2012) đã hoàn thành công việc và lựa chọn được 117 tác phẩm để trao giải; gồm 5 giải A, 28 giải B, 45 giải C và 39 giải khuyến khích.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia Thuận Hữu cho rằng, các tác phẩm dự giải nhìn chung đồng đều, không có tác phẩm quá yếu kém, nhưng cũng chưa có nhiều tác phẩm thật xuất sắc nổi trội.
Hội đồng chung khảo cũng nhận định, các tác phẩm dự giải đáp ứng được các tiêu chí xét chọn: bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương; phản ánh kịp thời, sinh động và đa dạng tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Nhiều tác phẩm đi sâu giới thiệu những nhân tố mới, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong hoạt động kinh tế, đầu tư phát triển; xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch, các hoạt động sai trái chống phá Nhà nước; vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; về biển đảo Tổ quốc…
(Theo SGGP)
Các tin khác
Mùa hoa oải hương ở Pháp, mùa hoa tulip ở Hà Lan, mùa hướng dương ở Thái Lan… Đó là những thắng cảnh tuyệt đẹp chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn ngủi mỗi năm.
Ngày 2/6, tại Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử.”
Sáng 31.5, ông Biswaroop Roy Chowdhury (người Ấn Độ, Tổng giám đốc Trung tâm kỷ lục châu Á) đến chùa Hội Khánh (Bình Dương) để trao Kỷ lục châu Á cho danh hiệu Tượng Phật nhập Niết bàn dài nhất trên mái chùa châu Á (tượng dài 52 m, nằm ở độ cao 22,5 m).
YBĐT - Tôi muốn đưa tới người xem hai bức ảnh, một là sự “hủy diệt” mà phi công Mỹ đã dã tâm trút xuống thị xã Yên Bái xưa, hai là tấm ảnh “còn lại” của một góc Thư viện Tổng hợp Yên Bái. Hai bức ảnh sẽ tự nói lên điều nhân loại hằng quan tâm: cái ác hại phi nhân tính sẽ mất, cái còn lại là văn hóa, là công sức của nhân dân.