20 nước bàn chuyện Triều Tiên, Trung Quốc và Nga vắng mặt

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2018 | 12:40:18 PM

Bộ trưởng ngoại giao từ 20 quốc gia sẽ nhóm họp vào ngày 16-1 (giờ địa phương) tại TP Vancouver – Canada để thảo luận về khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.

Trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son-gwon bắt tay các quan chức Hàn Quốc trong cuộc gặp tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 9-1.
Trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son-gwon bắt tay các quan chức Hàn Quốc trong cuộc gặp tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 9-1.

Cuộc họp dự kiến thảo luận về cách kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên thông qua áp lực ngoại giao và tài chính nhưng Trung Quốc - được coi là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ giải pháp lâu dài này - không tham dự.

Cuộc họp này do Canada và Mỹ đồng tổ chức giữa thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã giảm bớt, ít nhất là tạm thời.

Vào tuần trước, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức hội đàm lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua. Bình Nhưỡng cũng cho biết họ sẽ gửi vận động viên tới Thế vận hội mùa đông Pyeongchang diễn ra bên nước láng giềng.

Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác nói rằng cộng đồng quốc tế cần phải xem xét việc mở rộng lệnh trừng phạt nhằm vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

"Có nhiều bằng chứng cho thấy chiến dịch gây áp lực của chúng ta đã phát huy tác dụng ở Triều Tiên. Họ đang cảm thấy căng thẳng" - giám đốc bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ Brian Hook nói.

Phát biểu tại một cuộc họp ở thủ đô Washington, quan chức này cho biết Mỹ sẽ tăng cường an ninh hàng hải xung quanh Triều Tiên để ngăn chặn tàu thuyền của Bình Nhưỡng vi phạm lệnh trừng phạt cũng như làm gián đoạn tài trợ và nguồn lực đối với chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Sáng kiến ​​An ninh chống phổ biến (PSI) gồm 17 thành viên, ra đời nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt, hôm 12-1 cho rằng phải nỗ lực gấp đôi để gây áp lực lên Triều Tiên.

Song nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như chưa sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu của Mỹ và đàm phán về một chương trình vũ khí mà ông cho là quan trọng đối với sự sống còn của mình.

Một thách thức nữa ở Vancouver là sự vắng mặt của Trung Quốc, nước có ảnh hưởng đáng kể ở Triều Tiên. Bắc Kinh là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng.

"Tổ chức cuộc họp mà không bao gồm các bên quan trọng đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ không giúp giải quyết được vấn đề" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói tại một cuộc họp thường kỳ.

Các nước tham dự bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 đồng minh của Mỹ. Ông Hook cho biết Trung Quốc và Nga - không góp mặt - sẽ được thông báo đầy đủ về kết quả cuộc họp.

Chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở thủ đô Bắc Kinh, Zhao Tong, nhận định rằng Mỹ không muốn Nga và Trung Quốc gây mất tập trung tại buổi thảo luận bằng cách đề nghị Mỹ - Hàn ngừng các cuộc tập trận quân sự, nếu họ tham dự.
 
(Theo NLĐ)

Các tin khác

Trả lời phỏng vấn trên tờ Journal du Dimanche của Pháp, ông Emmanuel Besnier, Chủ tịch Tập đoàn sữa hàng đầu thế giới Lactalis của Pháp hôm qua cho biết, khoảng12 triệu hộp sữa bột trẻ em tại 83 quốc gia đang được thu hồi do liên quan đến vụ bê bối nhiễm khuẩn Salmonella và bác tin cho rằng, tập đoàn định che giấu vụ việc.

Vệt sáng màu cam tại miệng núi lửa Mayon báo hiệu núi lửa chuẩn bị phun trào.

Ngày 15/1, nhà chức trách Philippines đã tiến hành sơ tán quy mô lớn sau khi miệng núi lửa Mayon thuộc tỉnh Albay, miền Trung nước này trở nên đỏ rực, báo hiệu việc phun trào trong vài ngày tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tỷ lệ ủng hộ đối với Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đạt mức 49,7%, tăng 2,5% so với tháng 12/2017, trong khi tỷ lệ không ủng hộ là 36,6%.

Cử tri CH Séc bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Prague ngày 12-1.

Văn phòng Thống kê Cộng hòa Séc vừa cho biết, Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman đã giành chiến thắng trong vòng bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên với 38,56% số phiếu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục