Hòa đàm Syria đang ở thời điểm then chốt

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/1/2018 | 1:59:03 PM

Đại diện Liên Hợp Quốc cho biết, điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán đã được loại bỏ và hòa đàm Syria sẽ tập trung vào vấn đề hiến pháp.

Hòa đàm Syria ở Astana vào đầu năm 2017.
Hòa đàm Syria ở Astana vào đầu năm 2017.

Hôm 25/1 cuộc hòa đàm về Syria sẽ diễn ra tại Vienna, Áo. Cuộc đàm phán diễn ra sau khi vòng hòa đàm thứ 8 về Syria do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ, hồi trung tuần tháng 12/2017 đã không đạt được tiến triển. Chính vì thế đây được cho là cơ hội để các bên đạt giải pháp chính trị về Syria.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura cho rằng vòng đàm phán tại Vienna (Áo) trong ngày 25/1 và ngày 26/1 chính là "thời điểm then chốt" đối với nỗ lực tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng Syria.

Phát biểu ngày 24/1, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Liên quan đến cuộc hòa đàm về Syria tại Vienna, Áo, Phó đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria, ông Ramzi cho biết, cuộc hòa đàm sẽ tập trung vào các vấn đề hiến pháp ở Syria.

Về yêu cầu của phe đối lập rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ quyền lực, ông Ramzi cho biết, sẽ không có điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán tại Vienna.

Ông Ramzi nói: "Quan điểm của Liên Hợp Quốc rất rõ ràng. Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ điều kiện tiên quyết nào của các bên. Chúng tôi hy vọng rằng các bên sẽ tham gia vào cuộc thảo luận các vấn đề mà chúng tôi đề xuất với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Syria. Tuy nhiên, bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cũng không được chấp nhận”.

Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội Pháp tại thủ đô Paris, Ngoại trưởng nước này Jean-Yves Le Drian cho rằng cuộc hòa đàm tại Vienna do Liên Hợp Quốc bảo trợ là "hy vọng cuối cùng" để các bên đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài 7 năm. Ông cũng nhấn mạnh "tình hình khủng hoảng nhân đạo đang trở nên tồi tệ" tại các khu vực Afrin, Idlib và Đông Ghouta.

Trả lời phóng viên tại Vienna, trưởng đoàn đàm phán đại diện cho phe đối lập Syria Nasr Al-Hariri cho rằng 2 ngày đàm phán sắp tới sẽ là "một bài kiểm tra thực sự đối với tất cả các bên".

Trưởng đoàn Hariri nói:  "Không có bài kiểm tra nào khác ngoài sự nghiêm túc của các bên để đạt được một giải pháp chính trị. Đây là dịp để phía chúng tôi và chính quyền của ông al-Assad cho thấy quyết tâm theo đuổi một giải pháp được quốc tế ủng hộ trong khi cộng đồng quốc tế cho thấy quyết tâm đạt được một giải pháp chính trị.”

Đàm phán tại Vienna diễn ra sau khi vòng hòa đàm thứ 8 về Syria do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ, hồi trung tuần tháng 12/2017 đã không đạt được tiến triển và trong bối cảnh Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang chuẩn bị cho Đại hội Đối thoại dân tộc Syria diễn ra vào ngày 29-30/1 tới tại thành phố Sochi, Nga với sự tham dự của hơn 1.700 người.

Dự kiến, tại Đại hội do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì, các bên sẽ thảo luận việc soạn thảo Hiến pháp Syria mới và dựa trên cơ sở bản Hiến pháp mới này sẽ tiến hành bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Theo thống kê, cuộc xung đột kéo dài gần 7 năm qua ở Syria đã cướp đi hơn 340.000 sinh mạng. Syria cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong lịch sử nước này, với 7 triệu người phải đi sơ tán ở trong nước và 5,3 triệu người đi di tản ở nhiều nước khác. Trong khi đó, 10 triệu người khác dù không dời bỏ nhà cửa nhưng đang phải sống trong cảnh khó khăn.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Triều Tiên cách đây ít giờ ra thông báo kêu gọi tất cả người dân trong và ngoài nước tạo ra một bước đột phá để thống nhất 2 miền mà không cần tới sự trợ giúp của một quốc gia trung gian.

Ngày 24-1, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu thông qua một điều khoản trong một đạo luật mới. Theo đó, các công dân nước này “được quyền phạm lỗi” khi làm việc với các cơ quan công quyền mà không tự động bị phạt.

Núi lửa Mayon phun trào nham thạch.

Ngày 24/1, Cơ quan thảm họa quốc gia Philippines cho biết, tính đến ngày 24/1, đã có 61 ngàn người dân nước này đã phải sơ tán do núi lửa Mayon đã phun nham thạch, tạo thành một cột tro bụi cao tới 5km.

Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo đất đối đất Hwasong-12 năm 2017.

Ngày 24/1, Mỹ đã thắt chặt trừng phạt đối với Triều Tiên liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục