Theo sắc lệnh Tổng thống đăng trên Công báo ngày 24/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt các quy định về việc tái thiết sau động đất tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất ngày 6/2.
|
Tòa nhà bị phá hủy sau trận động đất tại Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 18/2/2023.
|
Sắc lệnh nêu rõ các cá nhân, thể chế và tổ chức được phép xây dựng nhà ở và nơi làm việc để tặng Bộ Môi trường và Đô thị Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, các công trình này sẽ được trao cho người dân bị ảnh hưởng bởi động đất. Bên cạnh đó, đất khô cằn và không thuộc diện đất rừng có thể được dùng cho việc xây dựng. Trong quá trình lập kế hoạch và phân chia đất đai, các cơ quan chức năng sẽ không yêu cầu thực hiện tuần tự các quy trình thông thường, như thông báo xây dựng và lấy ý kiến phản biện.
Bộ Môi trường và Đô thị hóa Thổ Nhĩ Kỳ có nhiệm vụ xác định các khu tái định cư thuộc diện tạm thời hay lâu dài, dựa trên khoảng cách từ các khu vực này đến vị trí đường nứt, gãy do động đất gây ra, chất lượng của nền đất.
Các biện pháp đảm bảo môi trường cũng sẽ được tính đến trong quá trình xử lý chất thải rắn xây dựng từ các tòa nhà đổ nát, theo đó có thể tái sử dụng những chất thải này trong quá trình tái thiết cơ sở hạ tầng.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 164.000 tòa nhà, với hơn 530.000 căn hộ đã bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng do thảm họa động đất xảy ra hôm 6/2 vừa qua. Trận động đất đã cướp đi sinh mạng của trên 43.500 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và đẩy hàng triệu người vào cảnh màn trời chiếu đất trong thời tiết mùa đông lạnh giá. Những người còn sống hoặc đã rời khỏi khu vực đổ nát sau trận động đất đã được bố trí chỗ ở trong các lán trại, nhà tạm là các container và nơi cư trú tạm thời do chính phủ tài trợ.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cam kết trong vòng 1 năm, chính phủ nước này sẽ xây dựng lại nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng do động đất.
(Theo Tin tức)
Ngày 24/2, xung đột ở Ukraine bước vào năm thứ hai mà chưa thấy hồi kết. Cùng lúc đó, Nga bị cô lập trong một cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc và các nhà lãnh đạo G7 đang phối hợp để tăng cường viện trợ Ukraine.
Hôm qua (23/2), Campuchia phát hiện 12 người có tiếp xúc với bệnh nhân tử vong vì cúm gia cầm. Hiện nay, 4 trường hợp đã xuất hiện các triệu chứng bệnh cúm gia cầm.
Ủy ban châu Âu đã đưa ra đề xuất gói trừng phạt thứ 10 với Nga. Tuy nhiên, đề xuất này hiện đang vấp phải sự phản đối của 13 quốc gia thành viên.
Chiều 23-2 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhân 1 năm ngày nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.