Moscow không công nhận thẩm quyền của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) và tuyên bố lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin mà tòa này mới ban hành là vô hiệu.
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin
|
Điện Kremlin ngày 18.3 đã lên tiếng chỉ trích việc ICC ra trát bắt giữ Tổng thống Putin.
"Nga, cũng như một số quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này và theo đó, bất kỳ quyết định nào kiểu này đều vô hiệu đối với Nga về mặt pháp lý", hãng tin TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ông cho biết đây là "điều duy nhất mà tôi sẽ và có thể nói" với báo giới về hành động của ICC, theo hãng tin TASS.
Ông Peskov không trả lời khi được hỏi rằng liệu các quyết định của tòa án có ảnh hưởng đến việc Tổng thổng Putin thăm các quốc gia đã công nhận thẩm quyền của ICC hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói các quyết định của ICC "hoàn toàn không có ý nghĩa" đối với Nga. Trong khi đó, Chủ tịch Duma Quốc gia (hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin nói động thái này là bằng chứng về "sự cuồng loạn" của phương Tây. "Chúng tôi coi bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Tổng thống Liên bang Nga đều là hành vi gây hấn với đất nước chúng tôi", ông Volodin nói, theo Reuters.
Trong lệnh bắt giữ được công bố hôm 17.3, ICC cáo buộc ông Putin phạm tội ác chiến tranh vì trục xuất bất hợp pháp hàng trăm trẻ em khỏi Ukraine. Động thái của ICC sẽ buộc 123 quốc gia thành viên của tòa phải bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân lên lãnh thổ của họ, và chuyển nhà lãnh đạo tới The Hague (Hà Lan) để xét xử.
Tuy nhiên, bà Maria Lvova-Belova, một quan chức phụ trách quyền trẻ em tại Nga, cho rằng những vấn đề mà ICC nêu ra là "không thể chấp nhận được".
Kể từ khi xung đột bùng nổ ở Ukraine cách đây hơn một năm, Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng lực lượng của họ đã có những hành động tàn bạo đối với thường dân Ukraine.
Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập theo Quy chế Rome năm 1998, có trụ sở tại The Hague. Tòa này có 123 quốc gia thành viên và không nằm dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Cả Nga, Ukaine cũng như Mỹ và Trung Quốc đều không phải là thành viên của tòa.
(Theo TNO)
Tình trạng bất ổn gia tăng cùng với làn sóng bãi công từ đầu năm đến nay đang tạo nên thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết ông đã chuẩn bị một sắc lệnh để giải tán Hạ viện và sắc lệnh này cần có sự chấp thuận của Nhà vua Thái Lan.
Ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông phạm "các tội ác chiến tranh" tại Ukraine. Hãng thông tấn Tass của Nga trích đăng lại quyết định phát lệnh bắt của ICC trong cùng ngày.
Ngày 16-3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seuk Yeol đã tới Tokyo gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc sau 12 năm.