Quốc hội Hungary đã chấp thuận kết nạp Phần Lan vào NATO với 182 phiếu thuận và 6 phiếu chống và hiện 29/30 quốc gia thành viên NATO đã phê chuẩn văn kiện kết nạp Phần Lan.
|
Ảnh minh họa.
|
Ngày 27/3, Quốc hội Hungary, do đảng Fidesz cánh hữu của Thủ tướng Viktor Orban chiếm đa số, đã phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau nhiều tháng trì hoãn.
Trong khi đó, cuộc bỏ phiếu về việc kết nạp Thụy Điển vào NATO vẫn chưa có trong chương trình nghị sự của Quốc hội Hungary.
Quốc hội Hungary đã chấp thuận kết nạp Phần Lan vào NATO với 182 phiếu thuận và 6 phiếu chống. Với kết quả này, hiện 29/30 quốc gia thành viên NATO đã phê chuẩn văn kiện kết nạp Phần Lan.
Quốc gia cuối cùng trong liên minh quân sự - Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến sẽ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO trong tháng 4 tới.
Việc NATO mở rộng đến Phần Lan - quốc gia có đường biên giới dài 1.340km với Nga, sẽ khiến cho đường biên giới của khối với cường quốc hạt nhân phía Đông dài thêm gần gấp đôi.
Phần Lan và Thụy Điển đã chấm dứt chính sách không liên kết quân sự kéo dài nhiều thập kỷ và quyết định xin gia nhập NATO sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Đơn xin gia nhập của 2 quốc gia Bắc Âu này đã được chấp thuận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 6/2022.
Tuy nhiên, để chính thức trở thành thành viên NATO, các văn kiện kết nạp 2 nước này cần được nghị viện của toàn bộ 30 quốc gia thành viên liên minh phê chuẩn.
Chính phủ Hungary nhấn mạnh ủng hộ Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO song phàn nàn rằng các chính trị gia của 2 nước Bắc Âu này chỉ trích Hungary một cách vô căn cứ.
Tuần trước, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, ông Orban Gergely Gulyas, cho biết việc kết nạp Thụy Điển vào NATO có thể sẽ được phê chuẩn trong kỳ họp hiện nay của Quốc hội Hungary, dự kiến kéo dài đến ngày 15/6 tới.
(Theo Vietnam+)
Tổng Liên đoàn lao động Israel (Histadrut) đã bắt đầu tiến hành cuộc tổng đình công phản đối kế hoạch cải cách tư pháp đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.
Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn sau khi Nga công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.
Có vẻ như cuộc khủng hoảng chính trị từ năm ngoái ở Thái Lan đang được giải quyết bằng cuộc tổng tuyển cử ngày 14-5 tới.
Ngày 26/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, châm ngòi cho một đợt biểu tình quy mô lớn. Trước đó, ông Gallant quay lưng với chính phủ để kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ.