Vượt qua "rào cản" Hungary, Thụy Điển chính thức là thành viên thứ 32 của NATO

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/2/2024 | 9:26:58 AM

Ngày 26/2, Hungary đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị gia nhập NATO của Thụy Điển, kết thúc nhiều tháng đàm phán ngoại giao và hoàn tất tư cách thành viên của Stockholm gần 2 năm sau khi nước này lần đầu tiên nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.

Cụ thể, các nhà lập pháp Hungary đã bỏ phiếu ủng hộ tư cách thành viên của Thụy Điển sau khi vượt qua sự phản đối của các thành viên đảng cầm quyền do Thủ tướng Viktor Orban đứng đầu.

Sau khi đạt được phiếu chấp thuận cuối cùng của Hungary, quốc gia Bắc Âu này sẽ trở thành thành viên thứ 32 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói trên trang mạng xã hội X rằng đây là một "ngày lịch sử” đối với đất nước ông.

Ông Kristersson cho biết trong một cuộc họp báo sau khi Hungary chấp thuận: "Thụy Điển đang bỏ lại phía sau 200 năm trung lập và không liên kết quân sự. Chúng tôi gia nhập NATO để bảo vệ những gì chúng tôi tin tưởng. Chúng tôi đang bảo vệ quyền tự do, nền dân chủ và các giá trị của mình cùng với những quốc gia khác".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng lưu ý trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng việc bổ sung Thụy Điển sẽ khiến liên minh này "an toàn và mạnh mẽ hơn”.

Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022 - cùng thời điểm với Phần Lan - trong một cuộc cải tổ mang tính lịch sử về chính sách không liên kết quân sự sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra.

Việc gia nhập của nước này sẽ mở rộng sự hiện diện của NATO ở Bắc Âu, khi liên minh này tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ của mình.

Trong khi đại đa số thành viên NATO ủng hộ nỗ lực của Stockholm ngay từ những ngày đầu thành lập, Thủ tướng Viktor Orban lại phản đối do những chỉ trích của Thụy Điển về nền dân chủ của Hungary. Do NATO yêu cầu sự ủng hộ nhất trí của tất cả các thành viên trước khi cho phép kết nạp mới, Thuỵ Điển đã phải mất 2 năm mới giành được sự chấp thuận của Hungary.

Quyết định mang tính "lịch sử" này được đưa ra sau khi Thủ tướng Thuỵ Điển tới Hungary thăm người đồng cấp vào cuối tuần trước và ký kết một hiệp ước quân sự cùng những lời thề hẹn "sẵn sàng chết vì nhau”.

Cuộc bỏ phiếu ủng hộ Stockholm của Hungary theo sau cuộc bỏ phiếu của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã đồng ý phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển vào tháng trước sau một năm trì hoãn vì lo ngại an ninh.

(Theo VNF)

Các tin khác
Nông dân đốt lốp xe trong cuộc biểu tình.

Đêm 26-2, trong cuộc biểu tình diễn ra tại Bỉ, nông dân đã đụng độ với cảnh sát khi các bộ trưởng nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để tìm cách giải quyết những vấn đề liên quan tới chính sách phát triển xanh gây bức xúc thời gian qua.

Người đi bộ đi trước bảng thông báo về cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024

Việc bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2024 đã bắt đầu diễn ra ở một số khu vực của nước này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh khôi phục các Quân khu Moscow và Leningrad.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-2 đã ký sắc lệnh tổ chức lại cơ cấu quân đội nước này.

Cựu thủ tướng Hun Sen đi bỏ phiếu ở thành phố Takhmao, tỉnh Kandal, ngày 25-2

Với việc Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thắng áp đảo cuộc bầu cử thượng viện, cựu Thủ tướng Hun Sen gần như chắc chắn sẽ làm lãnh đạo cơ quan này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục