Triều Tiên cử phái đoàn quân sự đến Nga, Hàn Quốc lên tiếng

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/7/2024 | 2:19:41 PM

Trong khi Triều Tiên cử các học viên quân sự ưu tú thăm Nga thì phía Hàn Quốc kêu gọi Moscow cân nhắc lựa chọn quan hệ giữa Seoul hay Bình Nhưỡng.

Quốc kỳ Nga và Triều Tiên tung bay trên một con phố gần tượng đài Lênin tại Vladivostok - Nga vào năm 2019.
Quốc kỳ Nga và Triều Tiên tung bay trên một con phố gần tượng đài Lênin tại Vladivostok - Nga vào năm 2019.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay (9-7) cho biết Bình Nhưỡng đã cử một phái đoàn gồm các học viên quân sự xuất sắc của Trường Đại học (ĐH) quân sự Kim Nhật Thành sang thăm Nga.

Phái đoàn được dẫn đầu bởi hiệu trưởng Kim Geum-chol đã lên máy bay hôm 8-7. Đây là cuộc trao đổi về quân sự đầu tiên giữa 2 nước kể từ khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hiệp ước cam kết hợp tác quân sự chặt chẽ hơn.

Tổng thống Putin hồi tháng 6 đã sang thăm cấp nhà nước Triều Tiên và đã ký với Chủ tịch Kim thỏa thuận "Đối tác toàn diện".

Nguồn tin không nói rõ mục đích của chuyến thăm, cũng như địa điểm mà phái đoàn quân sự Triều Tiên sẽ đến ở Nga.

Reuters mô tả Trường ĐH quân sự Kim Nhật Thành được đặt theo tên nhà sáng lập Triều Tiên. Cố lãnh đạo Kim Nhật Thành là ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un.

Ngôi trường là nơi đào tạo những sĩ quan quân đội ưu tú và cả lãnh đạo của đất nước. Chủ tịch Kim Jong-un sau khi du học Thụy Sĩ trở về cũng đã theo học tại Trường ĐH quân sự Kim Nhật Thành.

Mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Nga – Triều Tiên khiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol lên tiếng hôm 8-7.

Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn siêu lớn

Theo hãng tin Yonhap, nhà lãnh đạo Hàn Quốc kêu gọi Moscow nên cân nhắc trong việc lựa chọn mối quan hệ với Seoul hay Bình Nhưỡng.

"Tôi hy vọng Nga sẽ sáng suốt quyết định bên nào quan trọng hơn và cần thiết hơn cho lợi ích của chính mình" - ông Yoon nói.

Tuyên bố được Tổng thống Yoon Suk-yeol đưa ra ngay trước khi lên đường sang Mỹ dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO diễn ra trong ngày 10 và 11-7. Đây là lần thứ ba ông Yoon tham dự cuộc họp của khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Tổng thống Yoon sẽ tham dự cùng các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Úc và New Zealand để thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa liên minh an ninh xuyên Đại Tây Dương và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trước đó, Hàn Quốc cho biết họ sẽ xem xét cung cấp vũ khí cho Ukraine để phản đối hiệp ước phòng thủ chung được tổng thống Nga và nhà lãnh đạo Triều Tiên ký vào tháng 6. Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga từng cảnh báo Hàn Quốc sẽ "phạm sai lầm lớn" nếu quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Điện Kremlin sau đó cũng lên tiếng nhấn mạnh "hoàn toàn không đồng ý" với cách tiếp cận này của Hàn Quốc - theo hãng thông tấn Nga Sputnik.

"Chúng tôi ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia trong khu vực, cả Triều Tiên và Hàn Quốc" – phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, đồng thời cho rằng sẽ rất khó để phát triển mối quan hệ như vậy với những quốc gia "theo đuổi chính sách thù địch với Nga".

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Đám đông biểu tình tại Place de la Republique tại Paris sau cuộc bầu cử quốc hội Pháp.

Pháp đã rơi vào tình trạng bất ổn chính trị sâu sắc sau cuộc bầu cử quốc hội, chỉ 3 tuần trước khi đăng cai Thế vận hội (Olympic) tại Paris. Những lời kêu gọi đình công tại các sân bay Paris cũng đã làm tăng thêm sự hỗn loạn ở quốc gia này.

Nhân viên cứu hộ tại hiện trường Bệnh viện nhi Ohmatdyt bị không kích ở thủ đô Kiev hôm 8-7. Ukraine cáo buộc Nga đứng sau vụ không kích này

Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc thiệt hại ở Kiev hôm 8-7 là do hệ thống phòng không của Ukraine, chứ không phải từ tên lửa Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Gabriel Attal.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bác đơn từ chức của Thủ tướng Gabriel Attal, yêu cầu ông tạm thời tiếp tục vị trí người đứng đầu chính phủ sau cuộc bầu cử hỗn loạn.

Ông Zelensky và Thủ tướng Ba Lan Tusk ký thỏa thuận an ninh. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 8/7 đã ký thỏa thuận an ninh, trong đó Warsaw cam kết cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kiev.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục