Nga - Mỹ ký hiệp ước hạt nhân dân sự
- Cập nhật: Thứ tư, 7/5/2008 | 12:00:00 AM
Ngày 6/5, giới chức Mỹ và Nga đã ký một thỏa thuận quan trọng về năng lượng hạt nhân dân sự, theo đó Washington có thể tiếp cận với công nghệ của Nga và trao cho Mátxcơva nhiều hợp đồng béo bở tái chế nhiên liệu đã sử dụng.
Đại sứ Mỹ William Burns (trái) và giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga Sergei Kiriyenko sau lễ ký kết.
|
Thỏa thuận được ký khi ông Dmitry Medvedev chính thức làm lễ nhậm chức tổng thống, một dấu hiệu cho thấy bước chuyển trong chính sách hợp tác của Mỹ đối với Nga trong những vấn đề hạt nhân. Sự hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây đã đi xuống, chủ yếu là do bất đồng về việc đối phó với vấn đề hạt nhân của Iran.
“Mỹ và Nga từng là đối thủ hạt nhân”, đại sứ Mỹ William Burns cho biết sau lễ ký kết. “Nhưng hôm nay, chúng ta là những đối tác hạt nhân, với những khả năng và trách nhiệm đặc biệt trong việc lãnh đạo hạt nhân toàn cầu”.
Tuy nhiên, thỏa thuận ngay lập tức vấp phải sự phản đối của Đồi Capitol, nơi cả hạ viện và thượng viện Mỹ cho biết họ sẽ ngăn cản thỏa thuận bởi nó có thể làm hỏng những cố gắng ngăn cản Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một số thượng nghị sỹ đã gửi thư kêu gọi Tổng thống Bush không nên đệ trình thỏa thuận lên Quốc hội. Họ cho rằng việc Nga xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy năng lượng hạt nhân Bushehr của Iran và việc Nga phản đối lệnh cấm vận Iran của LHQ làm cho họ nghi ngờ về thỏa thuận mới.
Tuy nhiên, chính quyền Bush hiện giờ coi Nga là một đối tác trong việc thuyết phục Iran từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân. Một quan chức thuộc Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng việc Nga giúp đỡ Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân không phải là một vấn đề lớn.
Thỏa thuận hạt nhân Nga - Mỹ được đại sứ Mỹ tại Nga William Burns và giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga Sergei Kiriyenko ký kết. Theo đó, Mỹ sẽ được tiếp cận với công nghệ hạt nhân của Nga. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với Washington, bởi sau vụ tai nạn lò phản ứng ở Three Mile Island vào năm 1979 và vụ nổ Chernobyl năm 1986, công cuộc phát triển hạt nhân của Mỹ gần như “ngủ yên”.
Mỹ cũng đang đặc biệt quan tâm phát triển các lĩnh vực bao gồm lò phản ứng nơtron nhanh và tái chế nhiên liệu hạt nhân.
Bên cạnh đó, thỏa thuận còn giúp Nga đạt mục tiêu thiết lập được một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân quốc tế, có nhiệm vụ nhập khẩu và lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng. Theo các chuyên gia, Nga không thể đạt được mục tiêu trên nếu không ký kết thỏa thuận, bởi Mỹ nắm giữ phần lớn nhiên liệu hạt nhân của thế giới.
Xúc tiến đi đến ký kết thỏa thuận đã được bắt đầu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ George W. Bush cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở St. Petersburg năm 2006.
Tuy nhiên, để thỏa thuận được chính thức thực hiện, Tổng thống Bush phải đệ trình lên Quốc hội và phải được Quốc hội thông qua.
Trước đây, Mỹ cũng đã ký những thỏa thuận tương tự đối với các cường quốc kinh tế khác, trong đó có Trung Quốc.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Quân đội Mỹ ngày 5/5 thông báo trong vài tuần tới sẽ rút về nước 3.500 binh sĩ Mỹ được triển khai đến Irắc hồi tháng Hai năm ngoái trong chiến dịch tăng quân nhằm cải thiện tình hình an ninh Irắc.
Ngày 7.5, nước Nga sẽ bước sang trang sử mới với sự kiện Tổng thống Vladimir Putin sẽ kết thúc nhiệm kỳ và chính thức chuyển giao quyền lực cho ông Dmitry Medvedev. Tổng thống Vladimir Putin hôm 5.5 đã tổ chức một cuộc gặp gỡ chia tay với giới chức Điện Kremlin.
Một ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Indiana và North Carolina, USA Today/Gallup đã công bố kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy thượng nghị sĩ Hillary Clinton đang dẫn trước đối thủ Barack Obama 7 điểm trên toàn quốc.
Ngày 6-5, hàng trăm tổ chức quốc tế và của các nước đang chờ giấy phép của Chính phủ Myanmar để giúp đỡ khắc phục hậu quả cơn bão Nargis. Bão Nargis đã làm hơn 22.500 người chết và 41.000 người mất tích.