G-7 công bố kế hoạch đối phó khủng hoảng tài chính

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/10/2008 | 12:00:00 AM

Các bộ trưởng Tài chính và chủ tịch Ngân hàng Trung ương của Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G-7) ngày 10/10 đã công bố kế hoạch hành động nhằm đối phó với cuộc khủng khoảng tài chính trầm trọng nhất trong hơn nửa thế kỷ qua.

Thông cáo do Bộ Tài chính Mỹ công bố nêu rõ: "G-7 nhất trí rằng tình hình hiện nay đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp và đặc biệt. G-7 cam kết tiếp tục hợp tác để bình ổn các thị trường tài chính và khôi phục luồng tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu".

Trong kế hoạch hành động gồm 5 điểm, các nước G-7 cam kết kiên quyết dùng mọi biện pháp để bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá sản của các ngân hàng lớn; làm tất cả để giải ngân tín dụng cho phép các ngân hàng và các thể chế tài chính được tiếp cận rộng rãi với nguồn vốn và tiền mặt; ủng hộ những nỗ lực của các ngân hàng trong việc huy động lượng tiền mặt từ các nguồn cá nhân lẫn công cộng để có thể tiếp tục cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay; bảo vệ những người gửi tiền trong ngân hàng và phục hồi thị trường tài chính thế chấp đổ vỡ.

G-7 cam kết khởi động lại thị trường tín dụng thế chấp, nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng làm chao đảo Phố Wall và thị trường tài chính toàn cầu hiện nay.

Tuyên bố trên được đưa ra khi các bộ trưởng Tài chính và chủ tịch Ngân hàng Trung ương của 7 nước gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy và Canada nhóm họp tại Washington nhằm khôi phục lòng tin của giới đầu tư sau một tuần chứng kiến thị trường chứng khoán toàn cầu "phá sản" cũng như nhằm tìm kiếm giải pháp đối phó với "cơn bão" tài chính ngày càng trầm trọng.

Phát biểu sau cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cho biết Chính phủ Mỹ sẽ hành động trước tiên, thông qua kế hoạch mua lại cổ phiếu của các ngân hàng và thể chế tài chính.

Chính quyền của Tổng thống Georges W. Bush đã được Quốc hội Mỹ cho phép dùng số tiền 700 tỷ USD giải cứu tài chính để mua trực tiếp các cổ phiếu của những ngân hàng gặp khó khăn do khủng hoảng nợ xấu.

Theo TTXVN

Các tin khác
Cựu tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari

Ủy ban trao giải Nobel vừa quyết định trao giải Nobel hòa bình năm 2008 cho ông Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan vì những nỗ lực đóng góp xây dựng nền hòa bình bền vững và lâu dài từ khu vực châu Phi, châu Á đến châu Âu và Trung Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice (bên phải) và người đồng cấp Ấn Độ Pranab Mukherjee.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và người đồng cấp Ấn Độ Pranab Mukherjee hôm qua (10/10) đã chính thức đặt bút ký vào một thoả thuận hợp tác hạt nhân Mỹ-Ấn Độ mang tính lịch sử.

Người biểu tình ở Thái Lan

Cựu phó Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, người mới từ chức để nhận trách nhiệm về việc ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình hôm 7/10, cho hay, đảo chính quân sự là cách duy nhất trong lúc này để giải quyết bế tắc chính trị.

Cựu phó Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, người mới từ chức để nhận trách nhiệm về việc ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình hôm 7/10, cho hay, đảo chính quân sự là cách duy nhất trong lúc này để giải quyết bế tắc chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục