Thế giới hy vọng nước Mỹ bớt "kiêu ngạo" hơn

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/11/2008 | 12:00:00 AM

Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ trước những tin tức thắng trận của ứng viên Tổng thống da màu Barack Obama, và hy vọng vào một nước Mỹ bớt kiêu ngạo hơn.

Những người ủng hộ Barack Obama, reo hò trong một bữa tiệc bầu cử do các thành viên Dân chủ ở nước ngoài tổ chức tại một rạp phim ở trung tâm Berlin.
Những người ủng hộ Barack Obama, reo hò trong một bữa tiệc bầu cử do các thành viên Dân chủ ở nước ngoài tổ chức tại một rạp phim ở trung tâm Berlin.

"Nước Mỹ đang bầu một tổng thống mới, nhưng đối với người Đức, người châu Âu, nước Mỹ đang bầu một lãnh đạo thế giới mới", trích lời Alexander Rahr, Giám đốc Hội đồng Quan hệ Ngoại giao Đức.

Ở Kenya, quê cha đất tổ của Obama, không khí tràn ngập niềm tự hào và xúc động khi người ta tổ chức những bữa tiệc xuyên đêm để xem kết quả bầu cử. 

"Tối nay chúng tôi không ngủ", Valentine Wambi, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Nairobi - người dự kiến cùng hàng trăm sinh viên khác tổ chức một bữa tiệc bầu cử.

Người dân Nairobi, Kenya, nhảy múa mừng ứng viên Barack Obama.

Ngôi làng Moneygall ở Ai Len cũng đang cố gắng tuyên bố Obama là người con trai yêu thích của họ - dựa trên nghiên cứu kết luận rằng kỵ về bên ngoại của ứng viên này, Joseph Kearney, sống ở đó trước khi nhập cư sang Mỹ.

Cuộc tiêu khiển tại quán bar Hayes ở Moneygall, nơi một lá cờ Mỹ tung bay bên ngoài cửa sổ, có sự tham gia của một ban nhạc địa phương là Hardy Drew và Nancy Boys, bầu không khí trở nên phấn khích khi họ hát một ca khúc theo làn điệu cổ truyền rất cảm động: "Không ai Ai Len như Barack Obama".

"Chúng tôi sẽ không uống say đâu", Ollie Hayes, ông chủ quán, nói. "Chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ cho Barack thấy rằng chúng tôi biết rằng ông ấy xuất thân từ đây, và sẽ xem kết quả bầu cử được đăng tải trên báo chí".

Ở Đức, nơi hơn 200.000 người từng kéo đến để gặp Obama vào mùa hè vừa qua khi ông tới diễn thuyết về các chính sách ngoại giao của mình trong chuyến công du Trung Đông và châu Âu, không khí bầu cử tràn ngập các đài truyền hình, báo giấy và báo điện tử.

Tại Paris, trong số những sự kiện tưng bừng có một bữa tiệc "Tạm biệt George" để chia tay Tổng thống Bush.

"Cũng giống như nhiều người Pháp, tôi thích Obama thắng cử bởi vì đó thực sự là một dấu hiệu của sự thay đổi", một người tên là Vanessa Doubine nói. "Tôi rất hy vọng Obama sẽ là hình ảnh của nước Mỹ".

Người Kenya theo dõi bầu cử Mỹ qua truyền hình.

Cuộc bầu cử Mỹ cũng là dịp để một số người chơi xỏ. Khi Patrick Lindqvist, ở thành phố Malmo, miền nam Thuỵ Điển, thức dậy và phát hiện 6 tấm poster vận động nhạo báng McCain dán ở bên ngoài nhà mình mặc dầu người đàn ông này chẳng dính dáng gì đến chính trị Mỹ.

"Đây rõ ràng là một trò tinh quái. Không biết kẻ nào đã làm như vậy", Lindqvist nói.

"Nếu tôi có thể bầu cử ở Mỹ, tôi chắc chắn sẽ chọn người đàn ông da màu trẻ tuổi thay vì một ông già da trắng", Lindqvist cho biết.

Hội chứng Obama không chỉ xuất hiện ở khắp châu Âu, mà còn cả ở nhiều nơi thuộc thế giới Hồi giáo. Người Hồi giáo hy vọng rằng ứng viên Dân chủ sẽ tìm kiếm sự thỏa hiệp chứ không đối đầu.

Chính quyền Bush đã chọc giận người Hồi giáo bằng những vụ ngược đãi tù nhân trong trại giam các nghi phạm khủng bố ở Vịnh Guantanama, Cuba và ở Abu Ghraib, Iraq.

Các lãnh đạo Israel - coi Mỹ là đồng minh tin thân thiết nhất, quan trọng nhất của họ - không công khai tuyên bố thiên về ứng viên nào. Tuy nhiên, về mặt cá nhân, họ bày tỏ sự lo ngại về Obama - người đã "rung chuông báo động" khi nói rằng thế giới sẽ sẵn sàng đối thoại với Tehran.

Từ một góc phố Jerusalem, nhân viên ngân hàng Leah Nizri, 53 tuổi, nói rằng Obama hứa hẹn một sự thay đổi khủng khiếp tiềm ẩn.

"Tôi nghĩ ông ấy sẽ vui vẻ với Israel nhưng ông ấy sẽ tạo ra nhiều thay đổi", bà nói.

Những người ủng hộ Barack Obama tới một quán rượu ở Vienna, Áo, để theo dõi kết quả bầu cử.

Thị trưởng London Mayor Boris Johnson - thành viên đảng Bảo thủ - có vẻ thoải mái khi ủng hộ Obama. "Đối với những ai đã hết ảo tưởng về nước Mỹ, trong đó có cả nhiều người Mỹ, Obama truyền đi hi vọng thắp lại lửa tình yêu".

Nhiều người châu Âu khác thì thích sắc tộc của Obama. "Đó sẽ là một lời xin lỗi của nước Mỹ cho quá khứ nô lệ của họ", Alain Barret, một thu ngân ở Paris, đánh giá. "Nó sẽ đưa Mỹ bước sang một trang quan trọng trong lịch sử nước này".

Người Kenya tin rằng, một chiến thắng dành cho Obama sẽ làm thay đổi nhiều cuộc sống của họ. Tuy vậy, suy nghĩ đó cũng không ngăn được họ in phun hình ông lên những chiếc xe buýt và bán áo phông có tên và chân dung ông. Người dân nước này sẽ tập trung quanh những chiếc đài và màn hình tivi để chờ kết quả bầu cử.

Ở thị trấn bờ biển Obama của Nhật Bản - có nghĩa là "bãi biển nhỏ" - hình ảnh của Obama được dán kín trên những banner đặt dọc khu phố mua sắm chính. Các hoạt động chuẩn bị cho bữa tiệc chiến thắng cũng đã hoàn tất.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Giá dầu thô tại thị trường New York hôm 4/11 bất ngờ vọt lên trên 70 USD mỗi thùng sau gần hai tuần rơi dưới ngưỡng này, do đồng đôla yếu đi và chịu một phần tác động của cuộc bầu cử sắp có kết quả ở Mỹ.

Tân Tổng thống Obama.

Thượng nghị sĩ Barack Obama đã giành chiến thắng ngoạn mục trước đối thủ John McCain và trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Có thể nói, chiến thắng lịch sử này của ông Obama đã phá vỡ mọi rào cản về chủng tộc vốn đã tồn tại từ rất lâu ở nước Mỹ.

Nhân viên cứu hộ nỗ lực tiếp cận khu tự trị dân tộc Di ở Sở Hùng, Trung Quốc

Ngày 4-11, Trung Quốc phát lệnh báo động cấp ba sau khi mưa lớn kéo dài từ 24-10 đến nay ở vùng nam sông Dương Tử đã gây ra lũ lụt, chuồi đất và lũ bùn, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng, 45 người mất tích ở vùng tây nam tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây.

Tuyên truyền cách phòng chống HIV/ AIDS tại châu Phi.

Đó là lời cảnh báo của Bộ trưởng Phát triển Anh Gareth Thomas đưa ra tại một hội nghị về HIV/AIDS ngày 4-11 tại London quy tụ nhiều nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục