Khai mạc Hội nghị an ninh Munich 2009: Mỹ kêu gọi tăng cường ủng hộ tại Afghanistan
- Cập nhật: Thứ bảy, 7/2/2009 | 12:00:00 AM
Ngày 6-2, Hội nghị an ninh Munich đã chính thức khai mạc tại Đức, thu hút đông đảo quan chức bộ quốc phòng các nước châu Âu, Mỹ tham gia. Đây là một trong những sự kiện vô cùng hiếm hoi hàng năm có thể hội tụ được những chính trị gia hàng đầu và chuyên gia quân sự trên toàn thế giới.
Tăng cường kiểm tra an ninh tại Hội nghị an ninh Munich.
|
Tờ Wall Street Journal nhận định, hội nghị an ninh Munich lần này là một phép thử đối với chính quyền mới của Tổng thống Barack Obama trong việc tăng cường tìm kiếm sự ủng hộ của châu Âu trong kế hoạch mới dành cho cuộc chiến tại Afghanistan.
Đại diện cho phía Mỹ là Phó Tổng thống Joe Biden. Ông dẫn đầu phái đoàn hùng hậu gồm tướng James Jones, cố vấn an ninh của Nhà Trắng, tướng David Petraeus, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Trung Đông và Afghanistan và ông Richard Holbrooke, Đặc sứ của Mỹ tại Afghanistan…
Ông Biden sẽ đọc bài tham luận vào hôm nay 7-2, trong đó kêu gọi châu Âu đồng ý nhận vai trò lớn hơn ở Afghanistan vì Mỹ đang muốn gia tăng gấp đôi số lượng binh sĩ tại khu vực này, ủng hộ các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Chuyến viếng thăm Munich của Phó tổng thống Biden sẽ đánh dấu công cuộc hàn gắn các vết rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu, bắt nguồn từ việc cựu Tổng thống Bush quyết định can thiệp vào Iraq từ năm 2003.
Theo giới chuyên gia, các tuyên bố của ông Biden cũng cho thấy tân chính phủ Obama sẽ thay đổi các chính sách của ông Bush trên một số vấn đề như biến đổi khí hậu và sự đối đầu trong quan hệ Mỹ-Nga.
Phó Tổng thống Biden sẽ có cuộc hội đàm song phương với Phó Thủ tướng Nga Sergei Ivanov, với hy vọng sẽ tạo ra một mối quan hệ cởi mở hơn. Dự kiến, hai bên sẽ trao đổi về hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Âu, xúc tiến một hiệp ước giải trừ hạt nhân mới, giảm số đầu đạn hạt nhân giữa hai nước xuống 1.000 đơn vị.
Từ lâu Nga đã kêu gọi đàm phán một thỏa thuận mới để thay thế Hiệp ước giảm vũ khí chiến lược (START). Theo đó, Mỹ và Nga đã nhất trí giảm một nửa kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước xuống còn 5.000 đầu đạn. Trong các cuộc đàm phán năm 2002, hai bên cũng nhất trí giảm số đầu đạn đang được sử dụng xuống còn 1.700-2.000 đơn vị.
Trước đó, một loạt động thái mới của các nước, trong đó có việc thành lập lực lượng quân sự phản ứng nhanh CSTO của 7 nước thuộc tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Nga, như một đối trọng với NATO, làm Washington quan ngại. Trong khi đó, Pháp - Đức vừa nâng quan hệ hợp tác quân sự lên một tầm cao mới sau khi hai nước quyết định lần đầu tiên triển khai lính Đức trên đất Pháp kể từ Thế chiến thứ 2.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Phía đông Australia đã trải qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phía nam thì đối mặt với cái nóng khủng khiếp và phía bắc thì khổ sở với nạn lụt tồi tệ nhất trong 25 năm qua.
Sáng qua, BTC V-League đã chủ trì một cuộc họp tay ba giữa XM.HP, Thể Công và Minh Đức cùng luật sư riêng của hậu vệ này.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho hay, một chiếc tàu Lebanon chở hàng cứu trợ tới Gaza đã bị hải quân Israel chặn lại và hướng về một cảng của nước này.
Ngay sau tuyên bố đóng cửa căn cứ không quân của Mỹ tại Ma-nát của Tổng thống Cua-man-bếch Ba-ki-ép, ngày 5-2, Quốc hội Cư-rơ-gư-xtan đã nhóm họp và quyết định sẽ bỏ phiếu về vấn đề này trong tuần tới. Như vậy, số phận căn cứ quân sự Ma-nát có thể nói đã được quyết định vì đa số các nghị sĩ trong Quốc hội thuộc đảng cầm quyền của Tổng thống C. Ba-ki-ép.