Bất ổn lan rộng tại châu Âu: Hệ lụy từ khủng hoảng tài chính

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/3/2009 | 12:00:00 AM

Tuần qua, hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra hầu như đồng loạt tại các quốc gia châu Âu như: Đức, Pháp, Anh, Bun-ga-ri... Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đang tác động trực tiếp đến cuộc sống, thu nhập của nhiều người dân khu vực này.

Công nhân Đức biểu tình.
Công nhân Đức biểu tình.

Trước tiên phải kể đến làn sóng bãi công đòi tăng lương của nhân viên các ngành dịch vụ công cộng tại nhiều nơi trên nước Đức. Ngày 27-2, khoảng 6.000 nhân viên ngành giao thông công cộng tại 14 thành phố thuộc bang Bay-ơn đã xuống đường biểu tình. Cùng với đó, hàng loạt phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt và xe điện ngầm ở bang này đã đồng loạt ngừng hoạt động trong 24 giờ, khiến hệ thống giao thông hoàn toàn bị tê liệt. Nghiệp đoàn đại diện cho 700.000 nhân viên các ngành dịch vụ công cộng ở Đức đang đòi giới chủ tăng 8% lương.

 

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Ni-cô-la Xác-cô-di cũng đang phải đối mặt với sự chỉ trích từ cả công đoàn lẫn giới chủ về những biện pháp mới của Chính phủ nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế nhưng chưa thực sự phát huy tác dụng. Người đứng đầu nước Pháp đã đề xuất thêm 2,65 tỷ ơ-rô vào chi tiêu xã hội trong nỗ lực giảm bất ổn lao động về gói kích thích trước đó, vốn nhằm vào đầu tư thay vì người tiêu dùng. Liên đoàn gồm 8 công đoàn của Pháp đã kêu gọi biểu tình một ngày vào 19-3 nếu tình hình chưa được cải thiện.

 

Số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 26-2 cho thấy, cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ khiến thế giới có thêm 53 triệu người nữa phải sống với thu nhập dưới 2 USD/ngày trong năm nay, chưa kể đến 135 đến 155 triệu người bị rơi vào cảnh nghèo đói do giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt hồi nửa đầu năm ngoái. Trước tình trạng trên, giới phân tích lo ngại rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan rộng và nếu không có cách kiểm soát, nó sẽ trở thành một chất xúc tác đáng lo ngại cho những bất ổn xã hội và chính trị, không chỉ tại một quốc gia. Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây cũng nhận xét rằng, sự bất bình trong xã hội sẽ diễn ra tại nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước phát triển do khủng hoảng tài chính.

 

Những thông tin mới nhất cho thấy, hai quốc gia Bắc Âu là Phần Lan và Đan Mạch đã chính thức bị "hút" vào vòng xoáy suy thoái, trong khi nền kinh tế Thụy Điển còn "tụt dốc" trầm trọng hơn. Các nền kinh tế Bắc Âu, dựa chủ yếu vào xuất khẩu, vốn được coi là có khả năng "miễn dịch" đối với những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nhưng hiện các nước này đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu tiêu thụ từ bên ngoài, lòng tin của người tiêu dùng và sản lượng công nghiệp trong nước sụt giảm mạnh. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, trong năm 2009 khó có quốc gia nào ở Bắc Âu tránh được tình trạng suy thoái.

 

Theo Văn phòng Lao động quốc tế (BIT) và theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE), số người thất nghiệp trên thế giới vào cuối năm 2009 có thể lên đến 210 triệu người. Điều này cho thấy, những cuộc biểu tình bất ổn xảy ra ở nhiều quốc gia châu Âu những ngày qua cũng là điều dễ hiểu.

 

(Theo HNMO)

Các tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế và phúc lợi Hàn Quốc Jeon Jae Hee cùng 1.795 nhân viên làm việc tại bộ này đã cam kết hiến nội tạng tự nguyện hôm 28-2. Theo Korea Times, đây là hành động nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia, mở đầu cho chiến dịch vận động người dân đăng ký hiến nội tạng tự nguyện phát động từ ngày 2-3 với sự hỗ trợ của 15 tổ chức khác.

Binh sĩ CHDCND Triều Tiên đứng gác gần khu DMZ.

Bình Nhưỡng hôm 28/2 cáo buộc quân đội Mỹ đang có những hành động khiêu khích dọc đường biên giới phân chia hai miền Nam - Bắc Triều Tiên và khuyến cáo nguy cơ xảy ra "các cuộc xung đột quân sự không lường trước được".

Theo hãng tin RIA Novosti, một nguồn tin từ chính phủ Nga hôm 27.2 đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước một tuyên bố từ Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter Mackay cho rằng một máy bay ném bom chiến lược của Nga đã bay gần biên giới Canada.

Lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14.

Chiều 28-2 tại Cha-am - Hua Hin, Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 (ASEAN-14) với chủ đề “Hiến chương ASEAN vì nhân dân ASEAN”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục