Iraq sẵn sàng tiếp quản sau khi Mỹ rút quân

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/6/2009 | 12:00:00 AM

Các lực lượng Iraq những ngày qua đã tăng cường các biện pháp an ninh, sẵn sàng tiếp quản các thành phố ở nước này sau khi binh sĩ Mỹ rút khỏi từ ngày 30/6, ngày được truyền hình quốc gia Iraq gọi là "Ngày chủ quyền quốc gia".

Mỹ đang rút dần quân tại Iraq.
Mỹ đang rút dần quân tại Iraq.

Theo thoả thuận an ninh đã ký giữa Mỹ và Iraq hồi tháng 11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, Mỹ sẽ rút quân khỏi các thành phố của Iraq từ ngày 30/6/2009, tiến tới rút toàn bộ quân vào hạn chót vào ngày 31/12/2011. Sau ngày 30/6, công tác an ninh tại các thành phố sẽ do các lực lượng an ninh Iraq đảm nhiệm. Một số lính Mỹ vẫn ở lại các thành phố của Iraq làm nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và bảo vệ cơ quan ngoại giao Mỹ. Các binh sĩ Mỹ chỉ tham gia công tác an ninh khi có yêu cầu từ phía Iraq. 
  
Đến nay, quân đội Mỹ đã chuyển giao hơn 100 căn cứ quân sự cho lực lượng an ninh Iraq, trước thềm hạn chót vào ngày 30/6, đối với việc lính Mỹ tham chiến phải rút khỏi các thành phố của Iraq như một phần trong hiệp ước an ninh giữa hai nước.

Quân Mỹ không thể chiếm đóng Iraq quá lâu. Không chỉ người Iraq không chấp nhận điều đó mà nhân dân Mỹ cũng không muốn con em mình trở thành nạn nhân của cuộc chiến này. Kéo dài sự chiếm đóng ở Iraq, Mỹ sẽ không chỉ hao người mà còn tốn của, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay. Sau những năm tang thương vì chiến tranh, xung đột, người Iraq muốn giành lại độc lập thật sự. Họ đang háo hức muốn giành lại quyền kiểm soát đất nước sau sáu năm chiến tranh và nằm dưới sự kiểm soát của quân Mỹ.

Đối với người dân Iraq, ngày 30/6 sẽ là một dấu mốc quan trọng, bắt đầu một giai đoạn mới tiến tới chấm dứt sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trên đất nước họ. Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tuyên bố ngày 30/6 sẽ là ngày quốc lễ của đất nước. Ông cho rằng việc Mỹ rút quân khỏi các thành phố sẽ có lợi cho an ninh Iraq và chứng tỏ với thế giới rằng người Iraq có thể điều hành công việc của mình. Ông cũng kêu gọi người dân Iraq đoàn kết chống lại tình trạng bạo lực đang tiếp diễn.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng con đường đến với hoà bình ở Iraq vẫn còn dài sau khi Mỹ rút quân.  Những ngày qua bạo lực leo thang đột ngột tại các thành phố của Iraq. Hàng loạt vụ đánh bom đẫm máu xảy ra trong tuần vừa qua đã khiến hơn 250 người thiệt mạng. Các quan chức Mỹ và Iraq cảnh báo tình trạng bạo lực  có thể sẽ tiếp tục gia tăng sau khi Mỹ rút quân khỏi các thành phố.

(Theo VTC)

Các tin khác
Một bức ảnh chụp bên trong nhà máy hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên vào tháng 2/2008 do các nhà nghiên cứu Mỹ tiết lộ.

Triều Tiên hôm nay chỉ trích Mỹ cho triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa quanh Hawaii, gọi đây là một phần âm mưu tấn công chính quyền Bình Nhưỡng và tuyên bố sẽ củng cố kho hạt nhân của mình để đáp trả.

Thủ tướng Nhật Bản (phải) và Tổng thống Hàn Quốc rời phòng họp báo trong dinh thủ tướng tại Tokyo vào ngày 28/6.

Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Hàn Quốc gặp nhau tại Tokyo hôm qua để thảo luận về các biện pháp hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí khôi phục hoàn toàn hoạt động của Hội đồng Nga-NATO trên cả hai lĩnh vực chính trị và quân sự sau 10 tháng gián đoạn bởi cuộc chiến giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 năm ngoái.

Quân lính Campuchia canh gác tại khu vực gần đền Preah Vihear.

Căng thẳng biên giới Campuchia - Thái Lan tiếp tục dâng cao vào ngày 28-6 khi hơn 500 binh lính Campuchia được điều đến khu vực ngôi đền đang tranh chấp Preah Vihear. Động thái trên diễn ra chỉ một ngày sau khi hai nước có cuộc hội đàm cấp cao giữa Phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban và Thủ tướng Campuchia Hun Sen về vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục