Thảm sát học đường kinh hoàng ở Trung Quốc
- Cập nhật: Thứ tư, 24/3/2010 | 7:54:44 AM
Tám học sinh thiệt mạng và năm học sinh khác bị thương trong vụ tấn công bằng dao xảy ra ở Trường tiểu học thực nghiệm thành phố Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến sáng 23-3.
Hiện trường vụ thảm sát sáng 23-3.
|
Ông Hoàng Trọng Bình, người phát ngôn Sở cảnh sát Nam Bình, cho biết vụ thảm sát xảy ra lúc 7g20 tại cổng trường trên, trong khi học sinh đang chuẩn bị vào giờ học. Thủ phạm gây ra vụ thảm sát trên là Trịnh Dân Sinh, 42 tuổi, nguyên là bác sĩ ở trạm y tế cộng đồng Mã Trạm thuộc thành phố Nam Bình. Trịnh đã nghỉ việc từ tháng 6-2009 và có vấn đề về tâm thần.
Trịnh đã xông vào và đâm liên tiếp vào đám đông học sinh đang đi vào cổng trường, gây ra cảnh hoảng loạn tột độ ở hiện trường. Ngay sau đó, Trịnh được một người qua đường và bảo vệ trường thực nghiệm Nam Bình khống chế trước khi cảnh sát có mặt.
Hiện năm học sinh bị thương vẫn còn điều trị trong Bệnh viện Nhân Dân Nam Bình, trong đó bé trai 12 tuổi Lục Dương Bình đang trong tình trạng nguy kịch. “Đầu óc tôi trống rỗng khi giáo viên báo tin con trai tôi bị đâm, tôi hi vọng con trai mình vượt qua được nguy kịch” - mẹ của bé trai trên cho biết.
Cảnh sát tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ thảm sát trên và sẽ công bố thông tin đến người dân Nam Bình trong thời gian sớm nhất, Phó bí thư thành ủy Nam Bình Dương Tân Cường cho biết.
Cảnh sát canh giữ hiện trường trong lúc học sinh rời trường học về nhà . |
Ông Liêu Hán Nhân - phó giám đốc Sở Giáo dục thành phố Nam Bình - đã ra lệnh trường học trên đóng cửa hết ngày 23-3 và sẽ mở cửa lại vào ngày 24-3. Chính quyền thành phố Nam Bình cũng thành lập đội chuyên gia tâm lý 20 người đến trường học trên để hỗ trợ học sinh và giáo viên của trường vượt qua hậu chấn thương tâm lý sau thảm sát, ngay khi trường này hoạt động trở lại vào ngày 24-3.
(Theo TTO)
Các tin khác
Cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người ủng hộ Mặt trận Thống nhất Dân chủ chống độc tài (UDD) đã nhuốm đỏ thủ đô Băng Cốc suốt 10 ngày qua. Và cho đến lúc này, vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu nào khả dĩ cho thấy "cuộc đấu quyền lực" và những hệ lụy của nó kết thúc.
Ngày 22/3, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kế hoạch sửa đổi một số điều khoản trong hiến pháp hiện nay, một "di sản" của cuộc đảo chính năm 1980, để văn kiện này trở nên dân chủ hơn, nhờ đó "thêm sức nặng" cho lá đơn của Ancara gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Vẫn chưa có một cuộc đối thoại nào giữa người biểu tình áo đỏ thuộc Mặt trận dân chủ chống độc tài (UDD) với chính quyền Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Thay vào đó tiếp tục là sự căng thẳng.