Châu Á đang lao vào trận chiến tiền tệ
- Cập nhật: Thứ sáu, 22/10/2010 | 7:58:11 AM
Hôm nay 22-10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G-20 bắt đầu phiên họp 2 ngày nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Seoul.
Lực lượng SWAT của Hàn Quốc diễn tập chống khủng bố nhằm bảo đảm an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới.
|
Các chuyên gia dự báo các vị bộ trưởng sẽ không còn cảnh tay bắt mặt mừng như năm ngoái với hy vọng G-20 sẽ thay thế G-8 nữa bởi đang bị áp lực nặng nề về việc giải tỏa mối quan hệ căng thẳng tiền tệ hiện nay. Trước khi diễn ra hội nghị, dư luận thế giới thậm chí cho rằng đã bắt đầu một cuộc chiến tranh tiền tệ, đặt biệt giữa đồng NDT và đồng usd cũng như các quốc gia châu Á khác.
Lu mờ các giải pháp phục hồi kinh tế
Dự báo tại hội nghị này, việc giải quyết cuộc chiến tiền tệ sẽ đẩy các vấn đề như giải pháp phục hồi kinh tế thế giới, cải cách IMF và WB sang một bên và sẽ xảy ra tranh cãi gay gắt giữa các nước. Trước hội nghị Mỹ cho biết đang tìm cách lôi kéo các đồng minh trong vấn đề tỷ giá đồng NDT. Phía Trung Quốc khẳng định không có lý do gì thay đổi tỷ giá vì nó không quan trọng bằng việc phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế đang đóng vai trò quan trọng.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung Hyun cho biết chính quyền Seoul đang ráo riết chuẩn bị một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn đà gia tăng của đồng won trong bối cảnh các nhà tư bản quốc tế đang ồ ạt đổ vào những thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao như Hàn Quốc. Trong 3 tháng qua, đồng won của Hàn Quốc đã tăng giá 7,6% so với đồng USD và điều này gây trở ngại cho xuất khẩu của quốc gia này. Seoul có thể chính thức công bố và áp dụng các biện pháp vừa nêu ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 11.
Trước đó, Nhật Bản đã bán ra một khối lượng lớn đồng yên để giữ giá đồng tiền này. Tính từ đầu năm tới nay, giá đồng yên tăng 13% so với đồng USD và hiện ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua so với USD. Brazil cũng đã thực hiện một số biện pháp chặn đà tăng giá đồng tiền của mình.
Nguyên nhân chiến tranh tiền tệ
Theo Financial Times, tất cả các cuộc tranh cãi hiện nay chung quanh vấn đề tỷ giá hối đoái diễn ra trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế của các nước công nghiệp phát triển còn yếu kém. Trong khi đó, các quốc gia đang trỗi dậy lại có tiềm năng phát triển rất cao. Khi một nền kinh tế được coi là có tiềm năng phát triển và tăng trưởng cao tự nhiên sẽ thu hút vốn đầu tư của các nền kinh tế khác. Hệ quả trực tiếp của việc này là đồng tiền tăng giá và đe dọa đến xuất khẩu. Chưa kể tình trạng dư thừa vốn dẫn đến nguy cơ lạm phát và đầu cơ.
Trong báo cáo vừa được công bố ngày 19-10, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước trong khu vực Đông Á trước những rủi ro tiền tệ. Theo WB, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và các nền kinh tế tiến bộ hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… tiếp tục là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhất thế giới, dự đoán là 8,9% trong năm nay. Tỷ lệ tăng trưởng “hấp dẫn này” sẽ là nguyên nhân khiến tỷ giá hối đoái của các đơn vị tiền tệ trong khu vực có khuynh hướng tiếp tục gia tăng. Điều đó càng cho thấy viễn cảnh cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng gì châu Á đang lao vào trận chiến hối đoái.
Cuộc chiến tiền tệ có thể đẩy thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Hàn Quốc sẽ triển khai 50.000 cảnh sát để bảo đảm an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G-20, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11 tới tại Seoul.
Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ngày 20-10 đã trao đổi danh sách những gia đình bị ly tán sau chiến tranh nhằm dọn đường cho các cuộc đoàn tụ sau hơn một năm qua.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua (20/10) đã chính thức xác nhận nước này có kế hoạch bán số lượng vũ khí lớn trị giá lên tới 60 tỉ USD cho Ả-rập Xê-út. Như vậy, đây sẽ là hợp đồng bán vũ khí đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhiều nhà phân tích tin rằng, động thái này của Washington là nhằm để dựng lên một hàng rào vững chắc chống Iran.
Theo Quỹ Dân số của Liên Hợp Quốc, khi phụ nữ có quyền và cơ hội như nam giới, họ thường đấu tranh bền bỉ với các cuộc xung đột và các thảm họa thiên nhiên hơn nam giới.