Myanmar: Các đảng thân phương Tây thừa nhận thất bại

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/11/2010 | 8:10:19 AM

Hai đảng đối lập thân phương Tây lớn nhất Myanmar gồm Lực lượng Dân chủ Quốc gia (NDFP) và Dân chủ Myanmar (DP) ngày 9-11 thừa nhận thất bại trước đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) thân quân đội trong cuộc tổng tuyển cử, đầu tiên sau 20 năm diễn ra hôm 7-11.

Các nhân viên kiểm phiếu đang làm việc ở Yangon.
Các nhân viên kiểm phiếu đang làm việc ở Yangon.

Một quan chức cao cấp của USDP - đảng có mối quan hệ thân thiết với Thống tướng Than Shwe đang cầm quyền - nói rằng, mặc dù kết quả kiểm phiếu chính thức chưa được công bố nhưng có thể khẳng định đảng của ông đã giành thắng lợi lớn, chiếm từ 75 đến 80% tổng số ghế Quốc hội.

Trong khi đó, có ít nhất 6 đảng phái chính trị gửi thư phản đối lên Ủy ban Bầu cử, nói rằng các công nhân viên chức nhà nước đã bị ép bỏ phiếu ủng hộ đảng USDP trước khi cuộc bầu cử diễn ra.

Theo ông Khin Maung Swe, lãnh tụ đảng đối lập lớn nhất NDFP, lúc đầu đảng của ông dẫn điểm nhưng sau đó đảng USDP vượt lên và cuối cùng thì NDFP thất bại.

Lãnh tụ đảng đối lập lớn thứ hai - DP - cũng thừa nhận thất bại tương tự trước đảng thân chính phủ quân sự của Thống tướng Than Shwe. Đảng của nhà chính trị đối lập thân phương Tây Aung San Suu Kyi không tham gia tổng tuyển cử vì cho rằng cuộc bầu cử này không công bằng.

Một ngày sau khi diễn ra tổng tuyển cử ở Myanmar, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm với tư cách Chủ tịch ASEAN ra tuyên bố: “ASEAN hoan nghênh Tổng tuyển cử ngày 7-11-2010 tại Myanmar, coi đây là một bước tiến có ý nghĩa trong việc thực hiện lộ trình dân chủ 7 điểm.

ASEAN khuyến khích Myanmar tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa giải dân tộc và dân chủ hóa, vì ổn định và phát triển của đất nước. ASEAN cũng nhấn mạnh Myanmar cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ASEAN và Liên hợp quốc trong tiến trình này. ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar khi có yêu cầu và phù hợp với Hiến chương ASEAN”.

Bộ Ngoại giao Nga cũng ra thông cáo bày tỏ ủng hộ cuộc tổng tuyển cử lần này ở Myanmar, nói rằng Nga coi cuộc bầu cử là một bước tiến trong quá trình dân chủ hóa, phù hợp với các cuộc cải cách chính trị do ban lãnh đạo Myanmar tiến hành.

Trong khi việc kiểm phiếu đang diễn ra, xung đột vũ trang bùng nổ giữa quân đội chính phủ Myanmar và các nhóm người dân tộc thiểu số Myanmar ở khu vực Đèo Ba Chùa gần biên giới với Thái Lan. Một sĩ quan quân đội Myanmar cho biết, cuộc giao tranh đã làm ít nhất 10 người thiệt mạng, khoảng 30 người khác bị thương, khoảng 17.000 người chạy lánh nạn sang bên kia biên giới.

Lực lượng đấu súng với quân đội Myanmar là những nhóm người dân tộc thiểu số từ lâu vận động thành lập một khu tự trị ở vùng biên giới Myanmar. Do lo sợ kết quả bầu cử sẽ tạo thêm nhiều trở ngại cho quá trình thành lập khu tự trị nên họ gây hấn với quân chính phủ.

Một sĩ quan quân đội Myanmar cho biết, quân chính phủ thừa khả năng đè bẹp các lực lượng đang gây xung đột.

(Theo TPO)

Các tin khác

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter sau khi tham khảo quá trình ứng cử của Hàn Quốc (từng cùng Nhật Bản tổ chức thành công kỳ World Cup đầu tiên tại châu Á năm 2002) cho rằng quốc gia này đã làm tất cả những gì có thể một cách thuyết phục để "có thể được chọn một lần nữa".

Lực lượng an ninh Marocco giải tán các lều trại của người biểu tình.

Ít nhất có 3 binh sĩ thuộc lực lượng an ninh Marocco thiệt mạng và 70 người khác bị thương trong vụ bạo động xảy ra ngày 8/11 tại khu trại của người biểu tình ở khu vực lãnh thổ tranh chấp Tây Sahara.

Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar ngày 7/11 do Ủy ban bầu cử công bố, 57 đại biểu đã trúng cử vào cơ quan lập pháp ba cấp; trong đó có 55 người đại diện cho 55 đơn vị bầu cử chỉ có một ứng cử viên.

Khu vực miền nam phía nam thủ đô Manila của Philippines hôm qua cùng hứng chịu một cơn địa chấn 6 độ Richter và một đợt phun tro núi lửa mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục