Triệu phú măng mai
- Cập nhật: Thứ tư, 30/10/2013 | 8:55:32 AM
YBĐT - Từ một hộ nghèo, nhờ chăm chỉ lao động và tìm tòi, mạnh dạn, chuyển đổi toàn bộ diện tích đất vườn tạp sang trồng măng mai, nay gia đình ông Đoàn Văn Đà ở thôn Sơn Tây, xã Mai Sơn (Lục Yên) đã có thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng mỗi năm. Ông được mệnh danh là "triệu phú măng mai" và là người giàu nhất vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Tăng lợi nhuận, ông Đà không bán măng tươi như mọi năm mà chuyển sang bán măng khô.
|
Cũng giống như bao gia đình nơi đây, có hàng chục năm, gia đình ông Đà rơi vào diện hộ đói. Năm 2008, ông đã mạnh dạn vay anh em họ hàng một chút vốn, chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng ngô, sắn, đậu tương sang trồng măng mai. Phù hợp với khí hậu và chất đất nên tỷ lệ măng sống đạt cao và phát triển rất nhanh. Thế rồi 2ha đất xung quanh nhà ông chủ yếu là đất đồi, lổn nhổn đá nhanh chóng được phủ kín bằng 800 gốc măng mai.
Đến năm 2010, măng cho thu hoạch vụ đầu. Năm đó, vườn măng cho trên 2 tấn măng tươi, bán với giá 7.000 đồng/kg, ông thu được gần 20 triệu đồng. Năm 2011, ông thu 5 tấn, bán được gần 40 triệu dồng. Năm 2012, sản lượng măng tăng lên 8 tấn, bán được trên 80 triệu đồng.
Trong năm 2013 này, sản lượng đã tăng lên 15 tấn măng tươi. Để tăng lợi nhuận, ông đã không bán tươi như mọi năm mà phơi khô, trong vụ này ước tính sẽ cho thu khoảng 200 triệu đồng. Ông Đà chia sẻ: "Cả đời tôi lao động cực nhọc với đủ nghề nhưng chưa có khi nào lại dám mơ đến ngày hôm nay. Cây măng mai như một phép màu kỳ diệu, không chỉ đuổi cái đói nghèo mà còn có thể làm giàu. Sở dĩ sản lượng măng tăng như vậy là do bụi măng càng lớn thì sẽ cho càng nhiều măng, sang năm tới sản lượng sẽ tăng khoảng 5 tấn nữa".
Những năm gần đây, ông đã thu một khoản tiền lớn, thậm chí cao hơn tiền bán măng củ là nhờ bán giống măng mai, Năm 2011, ông cung cấp 4.000 cây giống, thu về 80 triệu đồng. Năm 2012, bán 6.000 cây giống, ông có 120 triệu đồng. Năm 2013, ông đã bán trên 17.000 cây giống, thu trên 200 triệu đồng, chưa kể còn nhận đơn đặt hàng thêm 4.000 cây giống nữa. Tính tổng thu nhập trong năm 2013, ông có ngót nghét 500 triệu đồng từ cây măng mai.
Ông Đà cho biết thêm: "Trồng cây măng mai rất dễ, phù hợp với cả đất dốc và đất bằng, không tốn công chăm bón, không sâu bệnh, cứ trồng là được thu hoạch. Măng mai phơi khô để làm thực phẩm được thị trường rất ưa chuộng, đặc biệt là các nhà hàng. Khi nấu, măng mềm và thơm ngon, tuy giá thành cao nhưng dễ tiêu thụ".
Mô hình trồng măng mai của ông Đà đã được nhân dân khắp nơi đến học hỏi và làm theo. Đánh giá về mô hình này, ông Nông Thanh Khôn - Bí thư Đảng ủy xã Mai Sơn nói: "Hiện nay, trên địa bàn xã, mô hình trồng măng mai của hộ ông Đoàn Văn Đà là mô hình tiêu biểu nhất, cho lợi nhuận cao và phát triển bền vững. Từ mô hình này, Đảng ủy đã xem xét để tuyên truyền, vận động và nhân rộng trong nhân dân để thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".
Triệu Huấn
Các tin khác
YBĐT - Bằng ý chí nghị lực, sự cần cù chịu khó, ông Ngô Văn Chung ở thôn 6, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã không ngừng tìm tòi những phương thức sản xuất mới và mạnh dạn đầu tư mô hình trang trại tổng hợp vườn - ao - chuồng để có nguồn thu nhập ổn định.
YBĐT - Là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), anh Thào A Khày luôn trăn trở phải tìm cách để vượt lên đói nghèo trên mảnh đất quê hương mình. Trăn trở đó đã được anh thể hiện bằng lòng quyết tâm xây dựng và phát triển mô hình nuôi ong rừng để khai thác mật bán ra thị trường, từng bước nâng cao đời sống cho gia đình.
YBĐT - Khu rừng được ông Triệu Tiến Châu ở thôn Minh An, xã Y Can, huyện Trấn Yên quản lý, bảo vệ tuy không phải là rừng già cổ thụ nhưng với vị trí chỉ nằm cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 25km mà vẫn còn cả trên 190ha rừng tự nhiên sản xuất rậm rạp liền khu quả là một điều đáng quý.
YBĐT - Nói đến gia đình ông Hoàng Văn Hộ ở thôn 1 Thuồng, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên (Yên Bái), người dân trong xã ai cũng biết và kính phục không phải vì giàu sang mà gia đình ông là một gia đình dân tộc Nùng điển hình hiếu học. Phát huy truyền thống đó, các thế hệ con cháu luôn tích cực học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.