Tỷ phú đất “vàng xanh”

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/2/2018 | 3:44:59 PM

YBĐT - Một nông dân người Dao thu về hơn 7 tỷ đồng tiền bán quế trong năm nay. Anh cũng vừa được vinh danh tại Hội nghị Điển hình tiên tiến làm theo lời Bác của huyện Văn Yên. 

Gia đình anh Đặng Nho Quyên bóc tỉa quế.
Gia đình anh Đặng Nho Quyên bóc tỉa quế.


Tin vui trước mùa xuân là anh Đặng Nho Quyên, dân tộc Dao ở thôn Thác Cá, xã Mỏ Vàng vừa được vinh danh tại Hội nghị Điển hình tiên tiến làm theo lời Bác của huyện Văn Yên. Tên đất Mỏ Vàng đã trở thành "vàng xanh” đối với anh Quyên và đồng bào Dao địa phương. 

Mỏ Vàng là xã đặc biệt khó khăn, có trên 4.400 nhân khẩu, đồng bào Dao chiếm trên 66%, diện tích ruộng nước canh tác chỉ có vỏn vẹn 130 ha gieo cấy hai vụ. Tuy nhiên, lại nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu quế của huyện Văn Yên nên những năm qua, Mỏ Vàng đã vận động nhân dân đầu tư thâm canh mở rộng diện tích quế và đến nay có trên 4.600 ha ở 11/11 thôn, bản.
 
"Nhờ cây quế, cuộc sống người dân bớt khó khăn, nhiều hộ thoát nghèo trở thành triệu phú và tỷ phú trồng quế. Những người trồng quế giỏi của xã nhiều lắm nhưng tiêu biểu nhất vẫn là anh Quyên với gần 70 ha quế, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm” - Chủ tịch UBND xã Hoàng Ngọc Nhưỡng cho biết.
 
Ngôi nhà gỗ giản dị của gia đình anh Quyên nằm nép mình bên những rặng quế. Thành công của ngày hôm nay, với anh, là cả một khoảng thời gian khá nhiều gian nan. Là con thứ tư trong gia đình có sáu anh chị em, học hết lớp 7 rồi ở nhà và lập gia đình, bố mẹ cho vài trăm mét vuông ruộng, anh làm đủ việc để kiếm sống nhưng cuộc sống vẫn luẩn quẩn đói nghèo. Nhớ khi còn đi học, cô giáo dạy về lợi ích trồng rừng, anh phát cỏ những diện tích đồi gò quanh nhà để canh tác, lúc đầu chỉ trồng ngô, sắn sau đó mới trồng các loại cây lâm nghiệp khác. Sau một quá trình tìm hiểu thấy quế là cây trồng thích hợp với vùng đất này, năm 1981, anh quyết tâm trồng quế.
 
Thời điểm Nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng, anh Quyên đã mạnh dạn nhận những diện tích mình đã khai phá trước đây và nhận thêm một số diện tích nữa để trồng quế. Những hộ dân nào có nhu cầu nhượng bán, anh lại tiếp tục mua thêm nên từ vài héc-ta thì nay lên tới gần 70 ha quế từ 2 năm tuổi đến 30 năm tuổi. Vào vụ thu hoạch, anh còn mua quế tươi của các hộ dân trong thôn về sơ chế rồi bán lại cho thương lái. Vụ quế năm 2016, anh bán gần 20 tấn quế khô, giá bình quân 30.000 đồng/kg, một số loại quế dầu có giá 100.000 đồng/kg, tổng thu 6 tỷ đồng.
 
Năm 2017 này, anh cũng đã thu về hơn 7 tỷ đồng tiền bán quế. Có tiền tỷ trong tay, song cuộc sống đời thường của gia đình anh Quyên vẫn rất giản dị. Không xây nhà khang trang, không mua sắm thêm tiện nghi sinh hoạt, anh Quyên chỉ cười mà nói: "Hiện tại, đồng tiền của tôi dành để đầu tư nuôi ba con ăn học, đồng tiền để quay vòng đầu tư sản xuất rồi giúp đỡ bà con trong thôn khi có công to việc lớn”. Giản dị, khiêm nhường, lúc có việc làng, việc nước cần đến là anh đều sẵn lòng trợ giúp.
 

Cây quế đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ dân huyện Văn Yên. (Ảnh: Thanh Miền)
 
Dân thôn Thác Cá thiếu tiền là anh cho mượn tiền, thiếu cây giống hay thiếu con giống là anh cấp cây, con giống, thiếu việc làm là anh tạo việc làm. Nhiều hộ trong thôn nhờ sự giúp đỡ của anh đã vươn lên thoát nghèo như các gia đình: ông Lý Phúc Bảo, bà Đặng Thị Liễu, anh La Tài Quan, anh Đặng Kim Vượng... Nhiều hộ dân ở thôn khác cũng đã vươn lên thoát nghèo nhờ sự giúp đỡ về cây giống, con giống, tiền vốn của anh.

Trở thành người trồng quế giỏi, anh Đặng Nho Quyên đi qua những gian nan cùng khát vọng không cam chịu đói nghèo. Anh thật sự không chỉ giàu vật chất mà còn giàu lòng yêu thương, sự chia sẻ, tính cộng đồng với người dân thôn Thác Cá. Giàu cho bản thân mình và không quên giúp bao người có cơ hội vươn lên, Mỏ Vàng quê anh theo năm tháng xanh tươi sức sống.

Thanh Tân

Các tin khác
Anh Hoàng Văn Tiện chăm sóc đàn bò.

YBĐT - "Con người trong cuộc sống ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng điều quan trọng hơn cả là người ta nhìn nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm đó bằng cả tấm chân thành”. Câu nói đó thật đúng với anh Hoàng Văn Tiện ở thôn Làng Át, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.

YBĐT - Đã từng bươn chải mưu sinh với hàng chục công việc khác nhau, cuối cùng ông cũng đã lựa chọn cây phật thủ để gắn bó dài lâu. Là người ưa tìm tòi và thử nghiệm những điều mới mẻ nên ông chẳng ngại gì những lời đàm tiếu từ hàng xóm, thậm chí cả nghi ngại của những người thân trong gia đình.

Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa của 2 học sinh Lò Văn Chung và Lý Văn Tuấn - Trường THCS Tú Lệ (Văn Chấn).

YBĐT - Mùa đông ở vùng cao, thời tiết mưa lạnh triền miên. Để có quần áo mặc, giải pháp thông dụng nhất là sấy quần áo bên bếp lửa nhưng giải pháp này lại mang nhiều hạn chế. Trước thực tế đó, 2 em học sinh Lò Văn Chung và Lý Văn Tuấn - Trường THCS Tú Lệ (Văn Chấn) đã sáng tạo ra Hệ thống sấy quần áo bằng bếp lửa, khắc phục nhược điểm của việc sấy quần áo truyền thống với giá thành rẻ.

Năng động trong làm ăn, ông Nguyễn Văn Phong còn kinh doanh dịch vụ xay xát nâng cao thu nhập.

YBĐT - Người đảng viên 54 năm tuổi đời, hơn 20 năm tuổi Đảng, 5 năm làm trưởng thôn và hiện đang làm Phó Bí thư Chi bộ thôn Phán Hạ, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng/năm từ làm trồng lúa, chăn nuôi, dịch vụ xay xát. Gia đình ông đã hiến hơn 200m2 đất để con đường chật hẹp ngày nào được mở rộng lên 3,5 mét. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục