Vi Văn Nguyên tự thân lập nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2018 | 8:03:04 AM

YBĐT -  Huyện Yên Bình hiện có 147 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Vi Văn Nguyên ở thôn Bản Lầu, xã Cảm Nhân là một trong những người tiêu biểu. 


Sau khi học xong phổ thông, do gia đình khó khăn nên đoàn viên Vi Văn Nguyên ở thôn Bản Lầu, xã Cảm Nhân huyện Yên Bình đã nghỉ học ở nhà cùng bố mẹ làm nông nghiệp. Ban đầu, do còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn nên việc phát triển kinh tế gia đình chưa đem lại hiệu quả cao.

Không ngại khó, không ngại khổ, Nguyên tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật do huyện, xã phối hợp tổ chức. Có kiến thức, anh mạnh dạn đầu tư chăn nuôi gia súc, trồng rừng kinh tế, trồng thêm ngô, sắn để có thức ăn chăn nuôi. Vi Văn Nguyên cho hay: "Tôi đã phát triển trang trại nuôi gia súc, trồng rừng, trồng cây ăn quả nhiều năm nay. Hiện, gia đình tôi đã có thu nhập khá và có cuộc sống ổn định”.
 
Để đảm bảo  thức ăn chăn nuôi, Nguyên đã chuyển trang trại lên đỉnh núi Khau Ngào. Ở đây có đất tự nhiên rộng lớn, có nhiều cỏ thích hợp với việc phát triển chăn nuôi trâu, bò kết hợp với trồng rừng. Với sự cần cù, vượt khó, hiện nay Nguyên có 12 con bò, 3 con trâu, 7 ha rừng trồng, 200 gốc cây ăn quả, mỗi năm đem lại nguồn thu trên 100 triệu đồng và tạo được việc làm thời vụ cho nhiều thanh niên địa phương.
 
Anh Nguyên chia sẻ: "Tôi vừa làm, vừa học hỏi cách làm qua sách báo và đi học ở các lớp tập huấn ngắn hạn được huyện, xã tổ chức. Bên cạnh đó, còn học thêm từ anh em, bạn bè nên mới  có thành công bước đầu như hôm nay”.

Bên cạnh tích cực phát triển kinh tế, anh Nguyên còn thường xuyên tham gia các hoạt động của Đoàn và Hội Nông dân xã. Giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số có khát vọng và ý tưởng làm giàu.
 
Anh Lý Mạnh Linh - Bí thư Đoàn xã Cảm Nhân  cho biết: "Trong những buổi sinh hoạt Đoàn tại các chi đoàn, chúng tôi đã lấy mô hình phát triển kinh tế của anh Vi Văn Nguyên làm mẫu để tuyên truyền, vận động các đoàn viên, thanh niên làm theo. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức đưa đoàn viên, thanh niên lên tham quan mô hình của anh Nguyên để tìm hiểu sự thành công trong làm kinh tế”.
 
Với sự quyết tâm vươn lên để thoát nghèo và làm giàu chính đáng, mô hình kinh tế của anh Nguyên đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ và khẳng định kết quả của tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên của thế hệ trẻ hôm nay.

Huyện Yên Bình hiện có 147 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 200 triệu đến 600 triệu đồng/năm, trong đó, đa phần là các mô hình ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Vi Văn Nguyên là một trong những người tiêu biểu. Huyện đoàn Yên Bình đang có những hỗ trợ giúp Nguyên đưa mô hình kinh tế của mình phát triển thành quy mô lớn để đoàn viên, thanh niên trong huyện tham quan, học tập, làm theo.
 
Chí Sinh

Các tin khác
Bà Hoàng Thị Thêm chăm sóc vườn ươm cây giống.

YBĐT - Bà Thêm "cây giống", đó là cái tên mà nhiều người vẫn thường gọi khi nhắc đến bà Hoàng Thị Thêm ở tổ 33, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái. 

Hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên).

YBĐT - Năm 1990, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, cô giáo Vũ Thị Hạnh được phân công về công tác tại Trường cấp 3 Văn Yên, nay là Trường THPT Chu Văn An. 

Khèn là niềm đam mê của nghệ nhân Thào Cáng Súa.

YBĐT - Ông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải không chỉ được biết đến là người có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi mà còn là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa. Nghề làm khèn đã mang đến cho ông một cuộc sống đủ đầy, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của khèn Mông.

Chị Trương Thị Hà chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Thời điểm lợn xuống giá kỷ lục, nhiều người bỏ nghề nuôi lợn nhưng người phụ nữ dân tộc Dao - chị Trương Thị Hà ở thôn Hợp Thành, xã Yên Thái (Văn Yên) không những từ bỏ mà còn xây dựng chuồng trại hiện đại với quy mô chăn nuôi hơn 100 con lợn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục