Cựu chiến binh Nguyễn Hải Âu anh dũng trong chiến đấu, hăng say trong lao động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/7/2018 | 8:07:07 AM

YBĐT - Suốt nhiều năm anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trở về quê hương, người cựu chiến binh ấy luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành và cống hiến cho xã hội.

Cựu chiến binh Nguyễn Hải Âu hàng ngày vẫn hăng say lao động.
Cựu chiến binh Nguyễn Hải Âu hàng ngày vẫn hăng say lao động.


"Ngày còn trẻ theo tiếng gọi của Tổ quốc, tôi lên đường chiến đấu không nề hà tính mạng, khó khăn, gian khổ thì nay, sống trong hòa bình, tôi luôn trân trọng những gì Tổ quốc đã cho để sống, để lao động hết mình làm gương cho con cháu học tập, noi theo” - đó là tâm sự của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hải Âu ở thôn Màu, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.
 
Suốt nhiều năm anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trở về quê hương, người CCB ấy luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành và cống hiến cho xã hội.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Văn Yên giàu truyền thống cách mạng, năm 1973, khi mới 16 tuổi, ông Âu lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Nhớ lại ngày được làm người lính Cụ Hồ, cảm xúc vẫn vẹn nguyên ùa về.
 
Giọng run run xúc động, ông Âu kể: "Mỗi lần ở xã có đợt tiễn quân lên đường nhập ngũ là tôi lại nóng lòng mong ngóng từng ngày lá đơn của mình được chấp nhận để tiếp bước thế hệ đàn anh cầm súng chiến đấu. Rồi cũng đến ngày tôi chính thức trở thành người lính Cụ Hồ. Cảm xúc tự hào lắm, náo nức lắm, tôi tự nhủ nhất định sẽ không chùn bước trước đạn, bom của giặc, nhất định sẽ chiến đấu hết mình bảo vệ quê hương”.
 
Vào quân ngũ, sau khi tham gia huấn luyện, anh lính trẻ Nguyễn Hải Âu được điều động hành quân tham gia chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Tây Nguyên đầy khốc liệt. Mặc bom rơi, lửa đạn, tại đây, bằng sự cố gắng của mình, ông trở thành một người lính ưu tú. Đến năm 1978, ông được cử đi học Trường Sĩ quan thông tin tại Nha Trang.
 
"Cũng tại nơi đây, tôi đã gặp được người đồng đội, người chiến sĩ và là người phụ nữ của cuộc đời mình” - ông Âu bồi hồi nhớ lại. Năm 1989, do điều kiện sức khỏe, ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh, ông bà nghỉ chế độ.

Không còn chiến đấu với giặc ngoại xâm, thế nhưng, trở về quê hương, cả hai người CCB phải đối đầu với giặc đói nghèo. Nhiều đêm trăn trở, ông tự nhủ: "Bom đạn chiến tranh còn không đầu hàng, vậy thì đang sống một cuộc sống tự do hà cớ gì ta lại không cố gắng”. Ý nghĩ ấy đã thôi thúc người CCB này tìm đường thoát đói nghèo.
 
Năm 1992, ông vay mượn người thân, bạn bè và vay ngân hàng được 45 triệu đồng đầu tư sản xuất gạch để tăng thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho 15 lao động.
 
Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy đốt lò gạch với công nghệ cũ ảnh hưởng đến môi trường, ông đã tự nguyện bỏ lò gạch chuyển đổi diện tích đất canh tác của gia đình sang mô hình VAC đảm bảo hợp vệ sinh, thân thiện với môi trường. 

Với gần 5.000 m2 vườn, không để đất nghỉ ngơi, mùa nào thức ấy, gia đình ông trồng đỗ, cà chua, dưa chuột, bắp cải, su hào… kết hợp với chăn nuôi lợn, gà, đào 3 sào ao thả cá.
 
Nhớ lại quá trình "đánh” thắng giặc đói nghèo, ông Âu cho biết: "Ban đầu cũng phải quyết tâm lắm tôi mới dám vay tiền mở lò gạch, vì ngày ấy mấy chục triệu là to lắm. Cũng may làm ăn thuận lợi, xưởng gạch mỗi năm thu về 300 triệu đồng tiền lãi. Nhưng dù tiền thu về nhiều là vậy, nhưng nhận thấy ảnh hưởng môi trường, tôi nhất quyết bỏ xưởng gạch chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi. Chăn con lợn, con gà, thả cá, trồng rau sạch nên được bà con ủng hộ lắm. Trừ chi phí, hàng năm gia đình tôi thu về gần 200 triệu đồng”.
 
Nhìn vườn đỗ xanh tốt đang mùa thu hoạch, ông Âu tự hào khoe: "Những mầm rau, con cá đã nuôi các con tôi khôn lớn thành người và giờ chúng có công ăn việc làm ổn định cả rồi. Không chỉ phát triển kinh tế vì bản thân gia đình, từ khi trở về quê hương, tôi được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn. Mình là CCB lại được tín nhiệm như vậy thì phải sống cho xứng đáng với lòng tin của nhân dân, để thế hệ con, cháu còn học tập, noi theo”.

Chia tay CCB Nguyễn Hải Âu trong chiều hè tháng 7, câu chuyện sống, chiến đấu của ông đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc. Những người lính Cụ Hồ trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững phẩm chất quý báu đó là, dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động. Hy vọng rằng, thế hệ trẻ hôm nay sẽ sống, học tập xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh, phấn đấu đưa đất nước Việt Nam trở nên giàu mạnh.

Lê Thương

Các tin khác
Đàn bò của ông Nguyễn Địch Lan luôn khỏe mạnh nhờ chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

YBĐT - Duy trì quy mô 10 con bò, phần lớn ông nuôi giống bò lai Sind sinh sản. Thương lái vẫn nói với nhau rằng: "Mua bò nhà ông Lan không được mặc cả” và họ đến tận nhà ông hỏi mua. 

Cựu chiến binh Lê Dương Lễ thu hoạch kén tằm.

YBĐT - Ở tuổi ngoài 60, CCB Lê Dương Lễ ở thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Với ông, đó là khoảng thời gian phải đối mặt với nhiều hiểm nguy nhưng rất đỗi tự hào của tuổi đôi mươi.

Thương binh Hoàng Văn Hoàn say mê lao động và nhiệt tình hoạt động phong trào nên được mọi người quý mến.

YBĐT - Không chỉ biết vươn lên trong làm ăn, thương binh Hoàng Văn Hoàn còn là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh hai thôn Gốc Đa và Khe Voi của xã Đông An, nơi phong trào Hội phát triển rất mạnh. 

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình cựu chiến binh Lương Nam Thành (thứ 2, bên phải) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Trong mưa bom bão đạn, người lính vận tải Lương Nam Thành vẫn đêm ngày bám đường, dũng cảm, mưu trí đối phó với quân thù để vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường miền Nam. Trở về địa phương, ông tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” vững vàng trước mọi khó khăn và là hộ phát triển kinh tế tiêu biểu ở thôn Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục