Thương binh Hoàng Văn Hoàn vươn lên trong cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/7/2018 | 7:46:59 AM

YBĐT - Không chỉ biết vươn lên trong làm ăn, thương binh Hoàng Văn Hoàn còn là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh hai thôn Gốc Đa và Khe Voi của xã Đông An, nơi phong trào Hội phát triển rất mạnh. 

Thương binh Hoàng Văn Hoàn say mê lao động và nhiệt tình hoạt động phong trào nên được mọi người quý mến.
Thương binh Hoàng Văn Hoàn say mê lao động và nhiệt tình hoạt động phong trào nên được mọi người quý mến.

Thương binh Hoàng Văn Hoàn, quê ở Lý Nhân, Hà Nam, nhập ngũ tháng 12/1974, đóng quân tại Quân khu 9. Năm 1975, ông bị thương trong một trận đánh ở Mỹ Tho. Đến năm 1976, ông xuất ngũ về địa phương. Năm 1979, ông cùng gia đình lên xã Đông An, huyện Văn Yên xây dựng đời sống kinh tế mới.
 
Những năm đầu chuyển lên Đông An, do chỉ làm nghề nông nên cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn, thiếu thốn. Không cam chịu đói nghèo, từ năm 1980, ông Hoàn bắt đầu làm nghề mộc với những mặt hàng thủ công phục vụ nhà nông như cày, bừa rồi đóng giường, tủ, bàn ghế… bán cho bà con xung quanh thôn, xã. Các sản phẩm của ông làm ra luôn đạt chất lượng tốt nên được bà con tin dùng. Nhờ vậy, hàng làm ra đến đâu bán được đến đó, giúp ông tích lũy được nguồn vốn.

Có vốn, ông bà lại đầu tư cho các sản phẩm khác, mua sắm máy móc, thuê nhân công... dần dần hình thành xưởng mộc quy mô khá, chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất trên địa bàn xã Đông An. Mở rộng quy mô sản xuất, ông Hoàn tuyển dụng lao động, tổ chức đào tạo huấn luyện để thợ trong xưởng của mình ai ai cũng có tay nghề cao. Có thời điểm, xưởng gỗ của gia đình ông Hoàn thu hút trên 10 lao động với thu nhập khá. Thương binh Hoàng Văn Hoàn tâm sự: "Biết nghề, tôi đã cố gắng tự vươn lên.
 
Được mọi người động viên, tôi đã mở rộng nhà xưởng, vừa giải quyết việc làm cho các con vừa tạo công ăn việc làm cho những lao động trong thôn. Cũng may là con cháu và anh em đều chịu khó, khéo tay, sáng dạ, nhờ thế mà cơ sở của tôi làm ăn ổn định, công nhân có việc làm, thu nhập và đời sống khá dần”. 

Không chỉ biết vươn lên trong làm ăn, thương binh Hoàng Văn Hoàn còn là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh hai thôn Gốc Đa và Khe Voi của xã Đông An, nơi phong trào Hội phát triển rất mạnh. Với vai trò là Chi hội trưởng, ông đã tích cực vận động các hội viên thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
 
Đặc biệt, ông đã chủ động tham mưu với Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh xã Đông An đẩy mạnh Phong trào thi đua "Cựu chiến binh đoàn kết, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng”, coi đây là một trong những việc làm thiết thực hưởng ứng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Với tinh thần vượt khó, sáng tạo, cần cù lao động, thương binh Hoàng Văn Hoàn xứng đáng là cựu chiến binh tiêu biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi được bà con nhân dân cũng như đồng đội quý mến. 

Tấn Đạt

Các tin khác
Mô hình phát triển kinh tế của gia đình cựu chiến binh Lương Nam Thành (thứ 2, bên phải) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Trong mưa bom bão đạn, người lính vận tải Lương Nam Thành vẫn đêm ngày bám đường, dũng cảm, mưu trí đối phó với quân thù để vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường miền Nam. Trở về địa phương, ông tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” vững vàng trước mọi khó khăn và là hộ phát triển kinh tế tiêu biểu ở thôn Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình.

Không quản khó khăn, cựu thanh niên xung phong Trần Đức Huy luôn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

YBĐT - Sinh ra khi đất nước còn chìm trong chiến tranh, như bao thanh niên khác, năm 1976, chàng thanh niên 19 tuổi Trần Đức Huy theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong (TNXP). 

YBĐT - "Một gia đình văn hóa tiêu biểu, mẫu mực, có bề dày truyền thống cách mạng” - đó là lời nhận xét của hầu hết bà con nhân dân khu dân cư Hồng Thanh, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, khi nhắc tới gia đình ông Trần Thi và bà Vương Thị Ngân.

Phạm Thị Ngọc Ánh đã giành giải Nhì trong Hội thi tìm hiểu, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, vòng sơ khảo, Cụm thi số 2.

YBĐT - Sinh năm 1987, là Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh, đã đạt nhiều danh hiệu như: "Giảng viên dạy giỏi cấp trường”, "Giảng viên dạy giỏi toàn quốc”, Chiến sĩ thi đua cơ sở, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…Đó là cô gái người dân tộc Dao - Phạm Thị Ngọc Ánh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục