“Thang treo cứu hộ, cứu nạn” - từ sáng kiến đến giải pháp

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/11/2018 | 10:47:55 AM

YBĐT - Sáng kiến "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” của Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm đã góp phần bổ sung trang thiết bị huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm cho lực lượng ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tiết kiệm thời gian, khẩn trương tiến độ, giảm sức lao động và đặc biệt là an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Chiến sỹ Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hành luyện tập cứu nạn bằng thang treo cứu hộ, cứu nạn.
Chiến sỹ Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hành luyện tập cứu nạn bằng thang treo cứu hộ, cứu nạn.

Bằng kinh nghiệm những lần trực tiếp tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai, Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã sáng tạo ra "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” với trọng tải vận chuyển lên đến 200 kg. Thang treo cứu hộ, cứu nạn sử dụng chuyển động của trục quay được treo trên 1 hoặc 2 sợi dây thừng (dây neo có sẵn được trang bị cho lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn). Thang dễ sử dụng bằng cách dùng dây mồi nhỏ buộc vào dây chính chuyển động và dây kéo; một đầu buộc vật nặng để quăng sang khu vực bị cô lập. 

Người bên khu vực bị cô lập có thể cố định dây thừng vào những nơi vững chắc. Người cứu nạn kéo dây nhỏ, buộc vào khuy ở hai đầu thang treo, luồn đầu dây chính vào hàng lỗ giữa trục may-ơ của thang treo, căng ngang và tạo thành đường chuyển động. Kéo thang treo trượt trên đường dây di chuyển qua lại để vận chuyển hàng cứu hộ hoặc ngược lại đưa người sang khu vực an toàn. 

Tiện ích là vậy song các vật liệu để tạo nên thang treo lại rất đơn giản, dễ tìm với tổng khối lượng chỉ 4,2 kg. Thang treo được tạo thành từ khung sắt V6 có kích thước dài 30 cm, rộng 20 cm, cao 10 cm. Trên thanh dọc có khoan 4 lỗ song song để lắp 2 trục thước may ơ xe đạp làm trục chuyển động; trên thanh ngang cắt 3 hàng lỗ luồn dây thừng song song theo chiều dài của thang. 

Trên mặt của khung thang hàn thêm 4 hãm hình chữ nhật để luồn 2 thanh sắt hộp làm giá treo hàng hoặc người. Theo đánh giá của Đại úy Đào Duy Luân - Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - đơn vị sử dụng sáng kiến trong việc huấn luyện, luyện tập, cơ động thực hành cứu hộ, cứu nạn, sản phẩm có cấu tạo đơn giản, kết cấu vững chắc, gọn nhẹ, cơ động nhanh, có thể xách tay hoặc đặt trong balo khi hành quân huấn luyện. Chi phí đầu tư ban đầu rẻ, bảo quản tốt có thể sử dụng lâu dài. Ngoài ra, người dân vùng cao có thể ứng dụng để vận chuyển nông sản qua khe suối hay trên đồi cao xuống nơi tập kết. 

Sáng kiến "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” của Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm đã góp phần bổ sung trang thiết bị huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm cho lực lượng ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tiết kiệm thời gian, khẩn trương tiến độ, giảm sức lao động và đặc biệt là an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 

Trong đợt mưa lũ xảy ra tháng 10/2017 tại các huyện, thị xã phía Tây của tỉnh, tôi đã chứng kiến lực lượng dân quân xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn tận dụng giá vận chuyển sắn trên nương làm bàn trượt để đưa người dân bị cô lập ngồi lên và kéo trượt sang khu vực an toàn. Đây là cách làm khá tốt tuy nhiên tính cơ động và hiệu quả thấp, nguy cơ mất an toàn cao. Bởi vậy, tôi đã ứng dụng những ưu điểm, khắc phục những hạn chế từ các thiết bị hiện có đã sáng tạo ra một thang treo cứu hộ, cứu nạn bảo đảm tính cơ động, nhanh gọn, dễ sử dụng, hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. 

H.A

Các tin khác
Anh Nguyễn Tiến Sơn (bên trái) giới thiệu giống gà Minh Dư.

YBĐT - Với mong muốn đưa đời sống kinh tế đi lên, năm 2012, anh Nguyễn Tiến Sơn ở thôn 4, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên đi tham quan, học hỏi và nhận thấy giống gà Minh Dư cho hiệu quả kinh tế cao rồi quyết định mang giống gà này về nuôi thử nghiệm.

Cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân dạy trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh.

YBĐT - Dạy trẻ khuyết tật không đơn giản, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nắm bắt tâm lý và hơn hết là tấm lòng yêu thương của người thầy. Đã 16 năm, cô  Nguyễn Thị Ái Vân, sinh năm 1976 gắn bó với nghề dạy trẻ khuyết tật.

Anh Tuân đang chăm sóc gà.

YBĐT - Anh Vũ Mai Tuân ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên đã lăn lội với nhiều nghề, song niềm đam mê về chăn nuôi vẫn luôn thôi thúc anh.

Ông Phạm Minh Hoạt (bên trái) kiểm tra chất lượng ván bóc trước khi xuất xưởng.

YBĐT - Tự hào hơn, với sự nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, ông Phạm Minh Hoạt được Đảng bộ xã Mông Sơn chọn xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục