Đàm Thị Thanh Nga- cô giáo tận tâm với nghề

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2019 | 1:54:16 PM

YênBái - 42 tuổi đời, cô giáo Đàm Thị Thanh Nga đã 20 năm gắn bó với nghề đưa con chữ đến với đồng bào dân tộc thiểu số, chắp cánh cho những ước mơ được bay cao.

Cô giáo Đàm Thị Thanh Nga uốn nắn từng nét chữ cho học sinh.
Cô giáo Đàm Thị Thanh Nga uốn nắn từng nét chữ cho học sinh.

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, năm 1999 tốt nghiệp sư phạm 12+2 Trường Trung học Sư phạm Yên Bái, cô giáo Đàm Thị Thanh Nga làm đơn tình nguyện lên công tác tại huyện Mù Cang Chải. 9 năm trời cắm bản tại xã Nậm Khắt, được phân công nhiệm vụ dạy phổ cập cho cán bộ chủ chốt xã, xóa mù chữ cho người dân rồi chủ nhiệm lớp 1, lớp ghép 4 + 5 Trường Phổ thông cơ sở xã Nậm Khắt. 

Kinh nghiệm chưa có lại đảm nhiệm trọng trách lớn, chị luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vuđược giao. 

Đến tháng 10/2009 chị được chuyển công tác về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, nay là Trường TH&THCS Tân Lĩnh, làm chủ nhiệm lớp 2, phân hiệu Ngọc Minh, điểm trường 100% là đồng bào Dao trắng. Việc chuyển công tác cũng là một thử thách khá lớn với chị, từ môi trường khác biệt đến trình độ nhận thức rồi áp lực về chất lượng học sinh, sĩ số khiến chị không khỏi trăn trở bao tháng ngày. 

Cũng vì cuộc sống, vì nhận thức của đồng bào mà nhiều gia đình chưa ý thức được việc cho con em mình đến trường đến lớp, tư tưởng "Cái chữ không no được cái bụng” đã ăn sâu bám rễ bao đời. Càng khó càng phải quyết tâm. Hàng ngày sau mỗi buổi lên lớp, chị lại đến từng gia đình để tâm sự, trao đổi chuyện học hành rồi học tiếng Dao để giao tiếp với đồng bào. 

Vất vả nhất là những lúc ngày mùa rồi đầu năm học, để đủ sĩ số học sinh đến lớp, ngoài việc cùng với các giáo viên khác đến tận các gia đình vận động, chị phải nhờ đến cấp ủy chính quyền địa phương vào cuộc. 

Song chỉ được đầu năm học rồi đến ngày mùa sĩ số của lớp cứ thưa dần, nhiều em vì gia đình không có người làm nên học đến nửa chừng phải nghỉ học. Một lần không được thì hai lần, thậm chí có những hôm đi vận động các em ra lớp chị phải đợi vài tiếng đồng hồ chờ phụ huynh về, song khi gặp phụ huynh kết quả lại không như mong đợi. 

Không nản chí, chị chuyện trò, phụ giúp công việc cùng gia đình để tạo sự thân thiện, gần gũi và thân quen. "Mưa dầm thấm lâu”, sau nhiều ngày tuyên truyền, vận động các gia đình cũng hiểu và cho con em mình đến trường học chữ. Đưa được học sinh đến trường là một thành công lớn, song để các em yên tâm học tập chị lại tự bỏ tiền mua sách vở, đồ dùng học tập rồi thông qua các chương trình, tổ chức từ thiện để vận động quyên góp các trang thiết bị cho nhà trường, học sinh. 

Với biết bao nỗ lực, những lớp do chị chủ nhiệm đều có học sinh giỏi thi đỗ các giải cao của huyện, của tỉnh. Thành công đã tiếp thêm sức mạnh và nghị lực giúp chị thêm vững tin bám trường, bám lớp để tiếp tục sự nghiệp trồng người. 

42 tuổi đời, 20 năm gắn bó với nghề đưa con chữ đến với đồng bào dân tộc thiểu số, chắp cánh cho những ước mơ được bay cao. Lớp lớp thế hệ học trò mà chị chủ nhiệm đều khôn lớn trưởng thành, thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp. Bản thân chị nhiều năm liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở. 

Với bao ấp ủ, bao dự định cho tương lai chị đều gửi gắm và dành trọn tình yêu thương cho học sinh, bởi chị luôn tâm niệm mái trường chính là ngôi nhà thứ hai và học sinh cũng như những đứa con của chính mình.  

 Thanh Tân

Tags Đàm Thị Thanh Nga Yên Bái Mù Cang Chải Tân Lĩnh Lục Yên

Các tin khác
Hờ A Dì (giữa) chia sẻ kỹ thuật trồng chanh không hạt với cán bộ Đoàn xã.

Khởi nghiệp từ đất, ở tuổi 26, Hờ A Dì trên bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải đã sớm định hướng cho mình tương lai cuộc sống vững vàng hơn rất nhiều so với các bạn trẻ trong vùng khi năng động, tìm tòi gây dựng thành công mô hình kinh tế mà thế mạnh là từ đất và chăn nuôi.

Mô hình nuôi bò bán công nghiệp của anh Nguyễn Văn Được.

Mô hình chăn nuôi tổng hợp của đoàn viên Nguyễn Văn Được, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Quảng trồng cam V2 cho hiệu quả kinh tế cao.

Rời bỏ công việc giám đốc một công ty xây dựng có tiếng tại thành phố Yên Bái khi bước sang tuổi 60, ông Phạm Văn Quảng quyết định trở về quê hương Lục Yên để trở thành ông chủ vườn cam V2 đạt tiêu chuẩn VietGAP thứ 2 của huyện. 

Thầy giáo Trịnh Xuân Biên sử dụng hiệu quả bảng tương tác ActivBoard trong giảng dạy môn Vật lý.

Không chỉ là một giáo viên tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, được học sinh và đồng nghiệp yêu mến, thầy giáo Trịnh Xuân Biên - Trường THPT Văn Chấn, huyện Văn Chấn còn là Phó Bí thư Đoàn trường năng động, luôn tìm tòi, sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học ngày càng vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục