YênBái - Nhận thấy địa phương có tiềm năng đất rừng rộng lớn, phù với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây dược liệu, năm 2017, thông qua việc tìm hiểu các loại tài liệu, sách báo và tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu trong và ngoài tỉnh, anh Phạm Văn Tiến ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn đã đưa vào trồng thử nghiệm cây lá khôi (khôi nhung).
|
Các thành viên trong Tổ hợp tác Dược liệu Develop, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên kiểm tra chất lượng cây dược liệu.
|
Để mua được cây giống tốt, anh Tiến đã đến Trung tâm Giống cây trồng vườn ươm Bắc Bộ ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để được tư vấn và chọn cây cẩn thận.
Anh cho biết: "Lá khôi thuộc loại cây bụi, ưa ẩm và bóng nên có thể trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng hoặc ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Là loại cây ít bị sâu bệnh nên chăm sóc không khó. Chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, phá bỏ cây cỏ xâm lấn, tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển tốt. Sau mỗi lần thu hoạch lá nên bón phân chuồng hoai mục, phân NPK để tăng độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho cây”.
Khi bắt tay vào trồng thử nghiệm, anh Tiến trồng 500 cây. Thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay gia đình anh đã nhân rộng lên 1.000 cây. Số cây trồng mới hoàn toàn được tỉa từ những cây trồng ban đầu nên không mất tiền mua cây giống mới.
Là loại cây nhanh được thu hoạch nên chỉ sau 7- 8 tháng trồng, gia đình anh Tiến đã thu hái lứa lá đầu và ngay trong năm đầu tiên, gia đình anh đã thu được gần 20 triệu đồng từ tiền bán lá khôi. Trung bình mỗi năm cây lá khôi cho thu hoạch từ 3 - 5 lứa, mỗi lượt thu hoạch cho 5 - 1 kg lá tươi/cây và lượng thu tăng theo các năm. Với giá bán dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg lá khô, đến khi cây trưởng thành, trung bình mỗi năm gia đình anh Tiến có thể thu được từ 50 - 100 triệu đồng từ cây lá khôi.
Lá khôi là loại dược liệu quý dùng trong điều trị bệnh dạ dày và đau bụng, có giá trị kinh tế cao nên sau khi khảo sát thị trường, tìm được đầu ra ổn định, ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một công ty thu mua dược liệu ở Nam Định, anh Tiến đã mạnh dạn phổ biến mô hình trồng cây lá khôi của gia đình tới các hộ dân trong xã.
Đồng thời, vận động các hộ tham gia trồng và thành lập Tổ hợp tác Dược liệu Develope với sự tham gia của 14 hộ thành viên do anh trực tiếp làm tổ trưởng. Vì đang trong quá trình mở rộng diện tích nên đến nay diện tích cây dược liệu của Tổ hợp tác Dược liệu Develope mới đạt trên 2 ha, gồm cây lá khôi và đinh lăng nếp. Toàn bộ diện tích này đều sinh trưởng, phát triển tốt và bước đầu cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Văn Đát ở thôn 7, xã Đào Thịnh, thành viên Tổ hợp tác Dược liệu Develop phấn khởi cho hay: "Hầu hết nông dân trong xã chỉ trồng quen quế, cây lâm nghiệp chứ không ai nghĩ tới trồng cây dược liệu. Từ khi được anh Tiến hướng dẫn, phổ biến cùng với tự tìm hiểu, chúng tôi đã thấy rõ lợi ích, hiệu quả kinh tế từ trồng cây dược liệu, không chỉ tận dụng được diện tích đất vườn tạp, chân đồi, dưới tán cây rừng mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thời gian tới, các thành viên trong tổ sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.
Hồng Oanh
Tags
lá khôi
Phạm Văn Tiến
Dược liệu Develop
Từ chỗ nghèo khó, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mấy năm gần đây anh Thào A Phổng ở thôn Hua Khắt, xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Đến La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái) chúng tôi gặp vợ chồng Giàng A Dê, người đã vượt khó để xây dựng “Hello Mù Cang Chải” - mô hình du lịch cộng đồng (homestay) hoạt động có hiệu quả. Những hoạt động homestay đã đánh thức tiềm năng du lịch to lớn nơi đây, hiện thực hóa “giấc mơ” Mù Cang Chải trở thành trung tâm du lịch vùng Tây Bắc.
Ở xã Đông An, huyện Văn Yên, cái tên Ngô Thành Đông hầu như ai cũng biết, bởi anh không chỉ là người có nhiều rừng, nhiều cây ăn quả nhất vùng này mà còn là Giám đốc Doanh nghiệp Đông Yến làm ăn hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Không dừng lại với những gì đã có, "vua rừng” -biệt danh mọi người đặt cho Đông còn ấp ủ xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ khép kín để đưa nông sản sạch đến người tiêu dùng.
Cô tâm sự: "Khi mở cặp lồng cơm của các con ra, tôi không khỏi lo lắng cho bữa ăn của các con. Cơm thì đã nguội ngắt, có em ăn cơm với súp (bột canh - PV), có em ăn với măng ớt, em nào khá hơn thì có một quả trứng. Xót xa lắm!”.Đó là lý do đã hơn 20 năm cô Tơ gắn bó với những đứa trẻ nơi này.