Trấn Yên: Người tốt quanh ta

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/12/2019 | 8:35:13 AM

YênBái - Mới đây, trong lúc cùng một số đồng nghiệp trên đường đi thăm người ốm tại một khu dân cư bên đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái, tình cờ cô giáo Mai Thị Kim Huế - giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng, huyện Trấn Yên nhìn thấy một chiếc ví da rơi bên hè đường.

Ông Hoàng Đình Đạt nhận lại chiếc ví của mình.
Ông Hoàng Đình Đạt nhận lại chiếc ví của mình.

Dừng xe, nhặt chiếc ví, mở ra xem thấy bên trong có trên 20 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ quan trọng khác mang tên Nguyễn Quyết Chiến, sinh năm 1981, thường trú tại Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Do trước đó có một đoàn khách xuống xe ô tô đi vào một nhà hàng ăn uống gần đó nên cô giáo Huế suy đoán rất có thể một trong số những người trong số họ đánh rơi. 

Cô tiến vào nhà hàng nơi đoàn khách đang ăn uống và hỏi nhỏ: "Xin lỗi, trong đoàn nhà mình có ai tên Nguyễn Quyết Chiến không?”. "Vâng, tôi là Chiến đây, có việc gì không?” - một người trong đoàn đáp. 

"Anh kiểm tra xem, ví của mình ở đâu?”. "Thôi chết, tôi đánh rơi mất rồi!” - người này thảng thốt. 

Nhìn người này giống với ảnh trong Chứng minh nhân dân và Giấy phép lái xe trong ví, cô giáo Mai Thị Kim Huế tin rằng đây là chủ nhân của chiếc ví nên cô đã trao lại chiếc ví cho anh Chiến trước sự cảm phục, biết ơn của anh Chiến cũng như các bạn của anh. 


Được biết, cô giáo Mai Thị Kim Huế (ảnh trên) là một giáo viên dạy giỏi, một chủ tịch công đoàn cơ sở năng động, sáng tạo và trách nhiệm cao, một đảng viên trẻ, ưu tú của Chi bộ Trường Mầm non Hoa Hồng và đã đạt nhiều thành tích trong công tác. 

Khi chưa kịp đưa câu chuyện về cô giáo Mai thị kim Huế lên báo thì một việc tốt nữa lại xuất hiện. Đoàn công tác của xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại tỉnh Lào Cai, gồm: đồng chí Phạm Anh Đức - Chủ tịch UBND, Ngọc Hải Đăng - Trưởng Công an xã và một số cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Khi xe vào trạm dừng nghỉ km 237 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, anh em trong đoàn vô tình nhặt được một chiếc ví, bên trong có 21,5 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân mang tên Hoàng Đình Đạt, sinh năm 1974, thường trú tại xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 

Không mảy may suy nghĩ, đồng chí Chủ tịch UBND xã trao đổi với anh em trong đoàn, tìm kiếm người đánh rơi vì đây là một số tiền lớn. Anh em trong đoàn công tác đi quanh khu trạm nghỉ để nhận dạng người trong ảnh nhưng không thấy. 

Xác định người đánh rơi ví cũng là hành khách, giờ đã khởi hành đi xa nên anh em trong đoàn công tác quyết định liên hệ bằng điện thoại với lãnh đạo xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân để tìm người mất của. 

Nhờ sự nỗ lực tìm kiếm cũng như sự hợp tác tích cực của Chủ tịch UBND xã Xuân Lai, một ngày sau, ông Hoàng Đình Đạt - chủ nhân của chiếc ví đã liên lạc và nhận lại chiếc ví cùng toàn bộ số tiền và giấy tờ quan trọng của mình.

Hai câu chuyện kể trên và rất nhiều câu chuyện người tốt, việc tốt, nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất dù số tiền, tài sản không hề nhỏ vẫn diễn ra dù cuộc sống vật chất đôi khi còn thiếu thốn. Với những con người trung thực và tốt bụng thì đồng tiền phải do bàn tay và khối óc của mình làm ra mới quý.

Lê Phiên

Tags Trấn Yên thành phố Yên Bái Mầm non Hoa Hồng Việt Hồng Nội Bài - Lào Cai

Các tin khác
Nhờ chăm sóc tốt, đàn bò của ông Phùng Xuân Lục luôn khỏe mạnh.

Gia đình ông Phùng Xuân Lục ở thôn Giáp Cang, xã Khai Trung, huyện Lục Yên nỗ lực vươn lên từ hộ nghèo đến nay không những thoát nghèo mà còn gây dựng được mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp với tổng đàn luôn duy trì đảm bảo 10 con bò sinh sản.

Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Khoa học Quân sự Bộ CHQS tỉnh trao đổi nghiệp vụ công tác quản trị mạng với Thượng úy Đoàn Thị Hạnh và cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.

Được lãnh đạo Ban Tuyên huấn Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh giới thiệu, tôi có dịp làm quen với nữ quân nhân trẻ 8X “Giỏi việc quân, đảm việc nhà” của đơn vị: Thượng úy Đoàn Thị Hạnh - nhân viên Ban Khoa học Quân sự, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Anh La Đình Yên sử dụng chiếc xe vận chuyển gạch do anh tự chế tạo.

La Đình Yên - chàng trai người Cao Lan ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình sau bao trắc trở trên con đường lập nghiệp nay đã vươn lên làm ông chủ cơ sở sản xuất gạch không nung uy tín khắp phía Tây hồ Thác Bà.

Dù bị tàn tật nhưng anh Lý Xuân Tuyến không ngừng vươn lên, tự học hỏi, trau dồi kỹ năng để giúp đỡ học sinh quê mình.

Một lớp học không bục giảng, không bụi phấn. Người thầy giáo nằm trên chiếc giường với chiếc máy tính, tay điều khiển con chuột, phía dưới chiếc màn hình lớn là 3, 4 cái bàn được kê sát lại với nhau. Đó là lớp học của thầy Lý Xuân Tuyến người dân tộc Tày, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục