Người lái thuyền thiện nguyện đưa trẻ tới trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/2/2020 | 7:58:25 AM

YênBái - Về thôn Ngòi Di, xã Yên Thành, huyện Yên Bình (Yên Bái), mọi người đều biết anh Lý Văn Thiểu, dân tộc Dao là người đã hơn 2 năm nay lái thuyền thiện nguyện, đưa đón miễn phí 25 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Yên Thành tới trường.

Anh Lý Văn Thiểu đưa học sinh tới trường.
Anh Lý Văn Thiểu đưa học sinh tới trường.

Hơn hai năm nay, mỗi tuần hai buổi, dù trời mưa hay nắng, mùa đông cũng như mùa hè, anh Thiểu vẫn miệt mài, cần mẫn lái thuyền vượt chặng đường gần 10 km hồ Thác Bà đưa các em nhỏ vượt khó đi học. 

Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình, Yên Thành có hơn 70 hộ dân sinh sống trên đảo hồ Thác Bà. Việc đi lại hoàn toàn dựa vào một loại phương tiện là thuyền. Học sinh muốn đến trường học phải tự mình chèo thuyền nan đến lớp vì bố mẹ không có thời gian đưa đón. Một số em nhỏ đã phải bỏ học giữa chừng do quãng đường đi lại khó khăn, nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước. 

Năm 2016, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Yên Thành được thành lập, các học sinh học bán trú cả tuần, chiều thứ Bảy mới về nhà, sáng thứ Hai đến lớp sớm. Nhiều phụ huynh phải bỏ việc ruộng nương để đưa đón con cho nên mất nhiều thời gian. 

Năm 2017, một tổ chức từ thiện đã giúp đỡ, hỗ trợ trường một thuyền sắt. Hội phụ huynh nhà trường bàn bạc, tìm hiểu và vận động anh Lý Văn Thiểu chịu trách nhiệm lái thuyền đưa đón các cháu học sinh. Chi phí xăng dầu cho một lần chở các em đi học tốn cả mấy chục nghìn đồng, chưa kể đến tiền bảo trì duy tu máy móc, thế nhưng anh Thiểu làm hoàn toàn miễn phí, không đòi hỏi các bậc phụ huynh phải đóng góp bất cứ một khoản tiền nào. 

Anh Thiểu tâm sự: "Tôi không thể yên tâm khi con trẻ phải tự chèo thuyền qua hồ đến lớp. Bản thân tôi hiểu nỗi khao khát tìm đến cái chữ của các em. Tôi tình nguyện góp công sức nhỏ bé giúp con em đồng bào dân tộc mình có tương lai tươi sáng hơn”. 

Từ ngày có anh Thiểu đưa đón các em học sinh đến trường, các bậc cha mẹ không còn phải thấp thỏm lo âu về sự an toàn của con em mình khi đi học. Các thầy giáo, cô giáo thì vui mừng hơn vì học sinh đến lớp đều, đặc biệt là không còn tình trạng học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh chuyên cần tăng rõ rệt theo từng năm. 

Thanh Sơn

Tags Lý Văn Thiểu người lái thuyền tới trường Ngòi Di Yên Thành Yên Bình

Các tin khác
Anh Sùng A Tu sử dụng máy băm cỏ thay sức người.

Vùng cao Trạm Tấu đất rộng, nhiều diện tích chăn thả, vì sao Sùng A Tu lại chon cách nuôi nhốt trâu, bò vôn là gia súc có thể thả cho gặm cỏ, không tốn công chăm sóc?

Y sĩ Nguyễn Thị Vân Thủy thăm khám cho bệnh nhi.

Nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè, người dân xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã quen với hình ảnh người nữ cán bộ y tế xuống tận thôn, bản khám, chữa bệnh cho dân. Không nề hà vất vả, tháng này qua năm khác, người “thầy thuốc cắm bản” âm thầm lặng lẽ, tận tâm, tận lực với nghề nơi vùng cao này là y sĩ Nguyễn Thị Vân Thủy - Trạm trưởng, Trạm Y tế xã Pá Hu.

Chị Nguyễn Thị Đoan Trang đã từng lỗ tới hàng trăm triệu đồng mới có được doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ngày hôm nay.

Người ta thường nghĩ rằng, thanh niên ở thành phố khởi nghiệp thuận lợi hơn thanh niên ở nông thôn. Tuy nhiên, không hẳn là như vậy.

Chị Phạm Thị Phương Hồng (bên phải) đưa sản phẩm gạo Mông tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Sớm vùng cao lạnh cắt da cắt thịt, trời vẫn còn đặc sương mù, từng tốp xe Win chở theo sau lặc lè lúa gạo nối đuôi nhau đến căn nhà nhỏ của gia đình chị Phạm Thị Phương Hồng ở tổ dân phố số 1, thị trấn Trạm Tấu. Hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn tay chân thoăn thoắt cùng bê vác gạo, giao tiếp thân thiện, thành thạo tiếng Mông và luôn thường trực nụ cười trên môi khiến ai gặp, trò chuyện một lần sẽ nhớ mãi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục