Nữ sinh chuyên Văn Yên Bái với ý tưởng khởi nghiệp vươn tầm quốc tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/1/2023 | 7:41:43 AM

YênBái - Là nữ sinh chuyên Văn nhưng Khánh Linh lại giành giải quốc gia ở ý tưởng khởi nghiệp ứng dụng giải pháp khoa học- công nghệ. Động lực để em quyết tâm và thành công xuất phát từ mong muốn giúp người bố bệnh tật.

Lê Khánh Linh nhận giải thưởng về Dự án ý tưởng của Cuộc thi Solve For Tomorrow.
Lê Khánh Linh nhận giải thưởng về Dự án ý tưởng của Cuộc thi Solve For Tomorrow.


Là học sinh lớp 11 Chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (thành phố Yên Bái) nhưng Lê Khánh Linh lại có ước mơ, theo đuổi đam mê khoa học, xuất sắc giành giải Nhất tại Cuộc thi "Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2021 - 2022”; giải Tư Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Quốc gia năm 2021 - 2022; giải Nhì Cuộc thi Ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên tỉnh lần thứ 2, năm 2022.

Thế nhưng Khánh Linh vẫn không ngừng nỗ lực tìm tòi, thay đổi dự án, vượt qua 2.000 đội thi khắp cả nước, giành giải Khuyến khích Cuộc thi Solve For Tomorrow (là sân chơi dành cho lứa tuổi 12 - 18 được Samsung tổ chức nhằm khuyến khích học sinh ứng dụng công nghệ để đưa ra giải pháp cho những vấn đề của địa phương), được Tập đoàn Samsung và Trường Đại học Swinbunrne của Úc đầu tư hỗ trợ phát triển lâu dài cho sản xuất sản phẩm thương mại. 

Sau biến cố bố bị liệt cả hai chân do đột quỵ năm 2017, gánh nặng gia đình dồn cả lên đôi vai gầy của mẹ, cô nữ sinh chưa tròn 18 tuổi Khánh Linh vô cùng đau lòng. Em quyết tâm cùng người bạn đồng hành cùng trường Lê Phạm Hải Nam -  lớp 12 Chuyên Lý, với sự giúp đỡ của thầy, cô giáo đã hiện thực hóa Dự án "Thiết bị hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng cho người bị liệt chân” trong niềm hạnh phúc của thầy cô, gia đình và bạn bè. 

Khánh Linh chia sẻ: "Bố chính là động lực lớn lao thôi thúc em tìm tòi, nghiên cứu để lên ý tưởng và thiết kế một thiết bị vừa giải được bài toán nhu cầu, mối quan tâm, lo ngại về kinh tế và những nhược điểm cũ của các thiết bị tương tự trên thị trường, vừa mở rộng được chức năng và sự tiện lợi cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng”. 

Từ khâu lên kế hoạch, lập trình cho đến lựa chọn vật liệu, Lê Khánh Linh đều phải học từng chút một. Em đã trải qua hàng chục, hàng trăm lần thử nghiệm thất bại vì cứ gần hoàn thiện thì lại bị hỏng mạch, lỗi dòng xung, phải làm lại từ đầu. Rồi tới khâu thực nghiệm, đó là quãng thời gian dài những ngày ăn, ngủ trong bệnh viện và phòng thí nghiệm để đo đạc, thử nghiệm máy. 

Mỗi cuộc thi Khánh Linh tham gia, mỗi trải nghiệm trong thực tế càng khiến cô nữ sinh nhỏ tuổi được khơi gợi sức sáng tạo, khám phá, kết hợp giữa kiến thức trong sách vở và thực hành, trau dồi thêm nhiều bài học quý giá. 


Đã có lúc Khánh Linh muốn gục ngã, bởi nhiều người nghĩ rằng đây là ý tưởng quá lớn, việc thiết kế, chế tạo khó khăn, tính khả thi không cao nên không tin tưởng em. Chỉ đến khi nhìn thấy bố đeo thiết bị do chính mình sáng chế lên chân và di chuyển dễ dàng hơn, Linh mới cảm nhận thấy mọi công sức mình bỏ ra không uổng phí. 

Thành công Dự án của Linh một lần nữa minh chứng cho ý chí vươn tới ước mơ cháy bỏng và tình yêu dành cho bố của Lê Khánh Linh. Ý tưởng khởi nghiệp mang tính thực tiễn cao vươn tầm quốc tế ấy cũng tiếp thêm sức mạnh cho những bệnh nhân khác giống như bố em.

Mai Linh

Tags Nữ sinh Chuyên Yên Bái ý tưởng quốc tế chuyên Nguyễn Tất Thành dự án khởi nghiệp chuyên Văn

Các tin khác

Đến xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hỏi về cô giáo Hoàng Thị Vỵ, khách phương xa sẽ được nghe người dân địa phương say sưa kể về cô với lớp dạy học miễn phí cho các trẻ em khuyết tật.

Mặc dù không phải là người Thái, nhưng với niềm đam mê văn hóa dân tộc, thầy giáo trẻ Lê Thanh Tùng, ở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu về văn hóa Thái và có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn giữ gìn văn hóa của người Thái.

Chị Mễ Thị Liên - Bí thư chi bộ thôn 9, xã Minh Quán (đứng thứ 2 từ phải sang) được tuyên dương là cá nhân điển hình tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Trấn Yên năm 2023.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Yên bái có nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến gương mẫu học và làm theo Bác tạo sức lan tỏa sâu rộng được nhân dân quý mến. Đặc biệt phải kể đến sự đóng góp tích cực của những nữ bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố đã "truyền lửa" đưa các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh phát triển thực chất, hiệu quả.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh trao Bằng khen cho ông Hờ A Tính.

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm với dân, hơn 13 năm qua, ông Hờ A Tính - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã đoàn kết tập hợp nhân dân, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục