Người luôn gần gũi giúp đỡ chị em để họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT- “Với vai trò là chủ tịch Hội phụ nữ xã Bạch Hà, tôi luôn trăn trở suy nghĩ, phải làm thế nào để vận động người thân trong gia đình, cũng như anh em trong họ tộc thực hiện tốt các chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Có vận động được gia đình mình thì mới vận động chị em hội viên phụ nữ nhất là hội viên tôn giáo và dân tộc...” Đó là tâm sự của chị Đỗ Thị Loan- Chủ tịch Hội phụ nữ xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Trong nhiệm kỳ qua chị Loan được giao trách nhiệm là Chủ tịch Hội phụ nữ xã. Với điều kiện của một xã khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí không đồng đều, chị đã cùng tập thể Ban chấp hành Hội luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để vận động thu hút được Hội viên vào Hội đảm bảo chỉ tiêu Nghị quết Đại hội phụ nữ  các cấp đề ra, giúp họ có thêm kiến thức trong phát triển kinh tế, kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình và cho bản thân, nhất là những thôn có đông chị em người dân tộc thiểu số, đông chị em theo đạo thiên chúa.

 

Bằng nhiều hình thức thu hút, Hội vận động chị em phụ nữ công giáo tham gia các hoạt động thể thao, thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở kiểm tra, đôn đốc các hoạt động của Hội, luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em, bên cạnh đó, phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên phụ nữ, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chị em nên hội viên tích cực tham gia sinh hoạt Hội.

 

Trong phong trào phụ nữ giúp nhau xoá đói giảm  nghèo có địa chỉ, giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn, chị Loan vận động chị em gây quỹ Hội, mỗi hội viên từ đóng góp 10- 20 đồng giúp cho chị nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế với tổng số tiền là 4 triệu đồng, 8 con trâu bò, 20 con lợn giống, 150 ngày công lao động, cho  40 lượt chị em nghèo có địa chỉ vươn lên có cuộc sống ổn định trong đó có 15 chị thoát nghèo vươn lên khá, điển hình như: chị Nguyễn Thị Hoa, chị Hà Thị Định, Hà Thị Huệ, Nguyễn Thị Thêm… thoát nghèo vươn lên có thu nhập mỗi năm từ 10 -15 triệu đồng, trong đó bản thân chị Loan đã giúp đỡ cho chị em nuôi chia 1 con trâu, 2 con lợn giống 100 kg thóc và 200 ngàn đồng.

 

Để giúp chị em phụ nữ nghèo có thêm kiến thức nuôi dạy con tốt và phát triển kinh tế gia đình, bản thân chị Loan đã xuống từng chi hội vận động các chị em tham gia vào chương trình dinh dưỡng tổng hợp, qua quá trình thực hiện các chị được học tập các kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, kiến thức chăm sóc thai nghén, kiến thức an toàn thực phẩm, kiến thức tín dụng tiết kiệm, kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản, DS KHHGĐ. Nếu như thời gian đầu chị em còn e ngại, không muốn tham gia thì hiện nay đã có 400 chị tham gia vào chương trình.

 

Vận động chị em tham gia sinh họat Hội đã là khó nhưng để tạo được niềm tin của chị em thì lại càng khó hơn. Chị Loan tâm sự: “Chỉ tuyên truyền vận động, giúp đỡ chị em thôi thì chưa đủ mà cần phải giúp chị em tích cực học tập  để chị em tự học hỏi phấn đấu vươn lên khẳng định chính bản thân mình. Chính vì vậy tháng 7/2006 tôi đã chủ động đề nghị Hội phụ nữ huyện và phối với nhà trường mở lớp chống tái mù chữ cho 50 chị em dân tộc Dao, kinh phí chúng tôi tự vận động để học và được Hội phụ nữ nữ huyện hỗ trợ một phần đến nay các chị đã biết đọc, biết viết…”

 

Để phong trào phụ nữ được duy trì và phát triển, Hội phụ nữ xã Bạch Hà thường xuyên đổi mới nội dung phương thức hoạt động, như trong dịp kỷ niệm các ngày 8/3; 20/10 đã lồng gắn tuyên truyền tới hội viên các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, duy trì hoạt động của các loại hình CLB như CLB phụ nữ  với Thể dục thể thao, CLB phụ nữ với công tác Khuyến nông. Từ các hoạt động thiết thực đó nên uy tín của tổ chức Hội ngày càng được nâng lên, vai trò của tổ chức Hội càng được củng cố, tỷ lệ thu hút Hội viên vào hội ngày càng cao từ 61% năm 2001 lên 75% năm 2006.

 

Trong thành tích chung của phụ nữ Bạch Hà có công sức không nhỏ của chị Đỗ Thị Loan- người luôn sát sao, tâm huyết với công tác Hội, người luôn gần gũi giúp đỡ chị em để họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

 

Khánh Linh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục