Người phụ nữ "hai giỏi"

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhanh nhẹn, niềm nở, đó là cảm nhận ban đầu khi tôi gặp chị Phạm Thị Duyên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Phác (Văn Yên). Sinh ra và lớn lên ở Văn Yên nhưng bố mẹ chị là dân di cư vùng hồ Thác Bà. Đến đây, ban đầu gia đình chị chủ yếu làm ruộng, điều kiện rất khó khăn. Đến năm 1981, chị Duyên tham gia công tác xã và năm 1996 được bầu vào Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã. Chị đã tham gia rất nhiệt tình vào các phong trào và được chị em tín nhiệm, đến năm 2004 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa tham gia công tác Hội nhưng chị Duyên vẫn hoàn thành tốt công việc được giao.

Với suy nghĩ không cam chịu đói nghèo, chị đã bàn với chồng mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi lợn từ tháng 8/2003. Lúc đầu chỉ có 4 con lợn nái và 31 con lợn thịt, cho thu nhập mỗi năm khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm chị lãi khoảng 10 triệu đồng. Chị còn trồng 3 ha quế, đến nay đã được 5 năm tuổi. Hiện nay, gia đình chị lúc nào cũng nuôi từ 30 con lợn thịt trở lên, mỗi năm xuất chuồng trên 90 con lợn thịt và khoảng 100 con lợn giống, tổng thu nhập khoảng trên 120 triệu đồng/năm. Không những làm kinh tế giỏi, chị Duyên còn là một trong những cán bộ tích cực giúp đỡ chị em hội viên trong xã về giống, vốn để phát triển kinh tế gia đình. Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, hiện đang quản lý 10 chi hội với tổng số trên 300 hội viên người chủ tịch Hội luôn tích cực vận động hội viên tham gia sinh hoạt, giúp chị em kinh nghiệm làm ăn, những hội viên gặp khó khăn chị còn cho vay thóc và lợn giống không lấy lãi. Bằng hình thức sinh hoạt phong phú và hoạt động thiết thực, trong những năm qua, phong trào phụ nữ xã Đại Phác luôn được cấp ủy, chính quyền đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Với những thành tích đó, chị Duyên xứng đáng là người phụ nữ năng động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới!

Thế Cường

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục